. Giá sản phẩm cạnh trạnh
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG CANH TÁC RAU CỦ QUẢ
CANH TÁC RAU CỦ QUẢ
3.1. Đối với Nhà nước:
Trước bối cảnh dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, cần có các giải pháp tích cực đến từ Cơ quan Nhà nước để cải thiện cung - cầu về mặt hàng rau củ quả trên thị trường Việt Nam, bình ổn thị trường, hệ thống phân phối đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời, đầy đủ, liên tục.
Tiến hành rà soát, đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện các giải pháp trong thời gian qua, đồng thời dự báo các tình huống có thể xảy ra trong thời gian tới để xác định các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Nhiệm vụ ưu tiên số 1, quan trọng hàng đầu hiện nay phải là tiếp tục phòng chống có hiệu quả dịch COVID-19. Làm tốt điều này cũng chính là góp phần quan trọng ổn định kinh tế-xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các gói chính sách kinh tế cần hướng đến hỗ trợ ổn định, khắc phục khó khăn, vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, cũng như chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; không để phát sinh tình trạng đầu cơ, găm hàng, trục lợi.
Kích cầu tiêu dùng thông qua các hoạt động truyền thông, quảng bá, khuyến mại, tổ chức khu vực chuyên doanh mặt hàng này.
Đối với giải pháp tăng cường thu mua để sấy khô, trữ lạnh, các doanh nghiệp chế biến nông sản tăng cường tổ chức thu mua để sấy
khô, trữ lạnh. Để các doanh nghiệp sấy khô yên tâm thu mua, chế biến.
Chú trọng giải pháp nâng cao và đồng bộ chất lượng nông sản; đáp ứng về tiêu chuẩn và sản lượng đối với các thị trường khó tính.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đồng tình triển khai ngay các chương trình khuyến mại, giảm giá đối với các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, trứng, mì gói, bún khô, nước chấm… từ 10% đến 15% tùy theo mặt hàng. Riêng Acecook cam kết đồng hành cùng Sở Công thương hỗ trợ miễn phí mì, bún khô tại các điểm cách ly nếu có yêu cầu.
Với mục tiêu ngăn chặn việc lợi dụng tình hình dịch nCoV để đầu cơ, găm hàng, tăng giá và để người dân an tâm, chủ động phòng, chống dịch viêm phổi cấp nCoV trên địa bàn Thành phố, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch “Đảm bảo cân đối cung – cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, sữa trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp đối với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra”.
Đồng thời, Thành phố cũng giao cho một số doanh nghiệp chủ lực tập trung chuẩn bị lượng lớn hàng hóa đảm bảo cung ứng thị trường trong giao đoạn phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bình ổn thị trường đã có kế hoạch ứng phó, đảm bảo cung ứng, sẵn sàng cung ứng vượt 30-50% kế hoạch của Thành phố giao. Các chợ đầu mối xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa trong giai đoạn phòng chống dịch; tăng cường kiểm tra, theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập, tình hình giá cả hàng hóa tại nguồn và về chợ, nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng của thương
nhân trong chợ; Ban Quản lý chợ kịp thời thông tin về nhu cầu thị trường đến thương nhân và tăng cường công tác kiểm tra lượng hàng cung ứng, chủ động điều phối, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa cục bộ, tăng giá đột biến.
Các hệ thống Siêu thị, Trung tâm thương mại, Cửa hàng tiện lợi trên địa bàn xây dựng kế hoạch chuẩn bị dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống dịch, tăng lượng hàng dự trữ từ 02 - 03 lần so tháng thường. Trong giải pháp đảm bảo cung - cầu ngắn hạn, TP tiếp tục theo dõi sát tình hình, diễn biến cung - cầu đối với mặt hàng thực phẩm thiết yếu, chủ động xây dựng, đề xuất các phương án nhằm ổn định thị trường; Phối hợp Sở Thông tin - Truyền thông cung cấp thông tin chính xác tình hình diễn biến thị trường, giá cả hàng hóa... xử lý kịp thời các thông tin sai lệch gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng; Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, dự trữ, cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; Trong tháng 02/2020, các doanh nghiệp sản xuất phối hợp hệ thống phân phối sẽ tổ chức bán hàng giảm giá từ 10- 15% tùy theo mặt hàng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.
Về dài hạn, TP chủ động làm việc với các địa phương có nguồn cung lượng hàng lớn cho TP như Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang... để nắm bắt tình hình hoạt động nuôi trồng, sản xuất, cung ứng hàng hóa; Theo dõi, đánh giá, định hướng thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh thu mua các nguyên liệu, sản phẩm trong nước, tăng cường dự trữ đối với sản phẩm thực phẩm chế biến, sản phẩm gia súc, gia cầm. Đồng thời, chuẩn bị phương án nhập khẩu các sản phẩm lương thực, thực phẩm khác thay thế,
không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa; Đẩy mạnh công tác phát triển điểm bán, cung ứng hàng hóa cho người dân trên địa bàn; …
Trong trường hợp dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng, Sở Công Thương chủ động làm việc với các hệ thống phân phối có kế hoạch phân phối, cung ứng hàng hóa theo hình thức, phương thức phù hợp, tránh tình trạng đứt hàng cục bộ gây tâm lý hoang mang; vận động các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có chính sách, chế độ chăm lo người lao động hợp lý để an tâm tăng gia sản xuất, đảm bảo nguồn thực phẩm cung ứng trong giai đoạn cấp bách.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường TP, UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra và xử lý kiên quyết việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh, khan hiếm cục bộ để đầu cơ, gom hàng, tăng giá bất hợp lý, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đồng thời, ngăn chặn kịp thời các hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán, hàng gian, hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.