Bố trí thiết bị

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ SINH HỌC QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN SINH HỌC DÙNG DUNG MÔI XANH AXIT LACTIC (Trang 26)

Hình 7. Bố trí thiết bị của qui trình sản xuất

Nguyên liệu

Ủ muối

Nghiền Pha sơn

20

Đầu tiên nguyên liệu bao gồm chất tạo màng, bột màu, dung môi, phụ gia (chứa trong các bồn nguyên liệu) được đưa vào máy khuấy trộn để ủ muối, được khuấy trộn với tốc độ thấp để tạo paste. Sau đó paste được đưa vào máy nghiền để nghiền nhỏ paste, tạo độ mịn hợp lí. Paste mịn tiếp tục được đưa vào một máy khuấy trộn khác có tốc độ cao hơn, khuấy liên tục, thực hiện công đoạn pha sơn. Trong khi pha sơn, các nguyên liệu được đưa dần vào để cân bằng đủ tỉ lệ, các công đoạn kiểm tra độ nhớt, chất lượng sơn cũng được thực hiện trong giai đoạn này. Sau khi pha xong, sơn sẽ được chuyển vào các thùng sơn, thực hiện đóng gói sản phẩm, nhập kho và đưa đến tay người tiêu dùng.

21

CHƯƠNG 3. TÍNH CHI PHÍ SẢN XUẤT 3.1. Chi phí nguyên liệu, thiết bị

Nguyên liệu

Các chi phí dự tính về nguyên liệu và thiết bị được tìm hiểu sơ bộ trên thị trường trong nước và ngoài nước

Nguyên liệu Chi phí

Nhựa acrylic (160kg/thùng) 33.500 đồng/thùng = 209,375 đồng/kg Các loại bột màu, bột độn (25kg/túi) 90.000 đồng/túi = 3600 đồng/kg Axit lactic (25kg/can) 40.000 đồng/can = 1600 đồng/kg

Các loại phụ gia 34.000 đồng/kg

Bảng 6. Bảng chi phí dự tính nguyên liệu sản xuất sơn

Tất cả các nguyên liệu đều được mua lượng lớn từ các trang thương mại điện tử và các đại lí buôn bán nguyên liệu sản xuất sơn. Nhựa acrylic lỏng được nhập sĩ tại xưởng phân phối acrylic lỏng lượng lớn trên trang thương mại điện tử, có giá 33.500 đồng/ thùng 160kg. Các loại bột màu, bột độn có nhiều loại khác nhau nhưng giá trung bình của chúng ở tầm mức 90.000 VNĐ/túi 25kg. Dung môi sinh học được dùng là axit lactic, axit lactic này có thể mua khối lượng lớn ở các nhà phân phối, nguồn gốc sản xuất của axit lactic ở Thái Lan. Axit lactic có nồng độ từ 80% trở lên tùy theo nhu cầu, bán theo 1 can 25kg và có giá 40.000 VNĐ/can, đáp ứng được yêu cầu về dung môi xanh, đó là chi phí thấp. Các loại phụ gia khác nhau có chi phí khác nhau, chênh lệch giá giữa các loại khá nhiều, dự tính được khoảng 34.000 VNĐ/kg.

Dự tính mỗi ngày sản xuất 20.000 kg sơn, 1 thùng sơn sẽ khoảng 20kg, tức là mỗi ngày sẽ sản xuất 1000 thùng sơn. Dựa vào công thức sơn (Bảng 3), 1 ngày sẽ dùng hết lượng nguyên liệu:

- Nhựa acrylic: 6.000 kg

- Các loại bột màu, bột độn: 5.000 kg - Axit lactic: 8.000 kg

- Phụ gia: 1000 kg

22

- Nhựa acrylic: 1.256.250 đồng

- Các loại bột màu, bột độn: 18.000.000 đồng - Axit lactic: 12.800.000 đồng

- Phụ gia: 34.000.000 đồng

➔ Tổng chi phí nguyên liệu mỗi ngày: 66.060.000 đồng

➔ Tổng chi phí nguyên liệu mỗi tháng (30 ngày): 1.981.800.000 đồng

Thiết bị

Thiết bị Chi phí Số lượng

Máy khuấy trộn đứng PL 20000L

181.460.000 (đã có thuế) 2

Máy nghiền bi đứng 38.500.000 (đã có thuế) 2

Cân điện tử 30kg 2.500.000 1

Cân điện tử 60kg 900.000 1

Giấy kéo màng sơn 650.000 1 bộ (500 tờ)

Thước kéo màng sơn 900.000 1

Máy pha màu vi tính tự động 42.500.000 (đã có thuế) 1 Thiết bị lọc nước RO 25.000.000 1 Dàn máy tự động rót sơn, đóng nắp thùng 85.000.000 1

Bảng 7. Bảng chi phí dự tính vật tư, thiết bị sản xuất sơn

Tổng chi phí thiết bị: 597.370.000 đồng

Các loại vật tư, thiết bị trên đều được tham khảo giá từ các trang thương mại điện tử. Dự tính sẽ đầu tư cho thiết bị trong 5 năm, do đó khấu hao hàng năm của thiết bị sẽ bằng tổng chi phí thiết bị chia cho 5 năm đầu tư

➔ Chi phí khấu hao hàng năm = 119.474.000 đồng

➔ Chi phí thiết bị mỗi tháng (30 ngày) = Chi phí khấu hao hàng năm / 12 tháng = khoảng 9.956.000 đồng

23

Giá vỏ thùng mua sĩ là 40.000/thùng, mỗi ngày cần 1000 vỏ thùng

➔ Tổng chi phí vỏ thùng mỗi tháng (30 ngày): 1.200.000.000 đồng

3.2. Chi phí mặt bằng, điện nước, nhân công

Mặt bằng

Giả sử mặt bằng có sẵn, ta sẽ tính chi phí xây dựng xưởng. Với kích thước của các thiết bị, diện tích nhà kho, diện tích các khu vực sinh hoạt, dự tính mặt bằng có tổng diện tích 800m2. Giá xây dựng dự tính là 3.000.000 đồng/m2.

➔ Tổng chi phí mặt bằng: 2.400.000.000 đồng

Vì dự tính thời gian đầu tư trong 5 năm nên tổng chi phí mặt bằng sẽ chia đều cho 5 năm

➔ Chi phí mặt bằng mỗi năm: 480.000.000 đồng

➔ Chi phí mặt bằng mỗi tháng (30 ngày): 40.000.000 đồng

Điện

Ta có công suất tiêu thụ điện tham khảo (từ các trang thương mại điện tử) của các thiết bị:

Thiết bị Công suất (kWh) Số lượng

Máy khuấy trộn đứng PL 20000L 7.5 2 Máy nghiền bi đứng 5.5 1 Thiết bị lọc nước RO 2 1 Dàn máy tự động rót sơn, đóng nắp thùng 3.7 1

Máy pha màu vi tính

tự động 0.75 1

➔ Dự tính tổng lượng điện các thiết bị sử dụng trong 1 giờ: 26,95 (kWh)

Dự tính mỗi ngày các thiết bị sẽ hoạt động liên tục trong 12h, nên ta có lượng điện sử dụng trong 1 ngày ở khoảng: 323,4 (kWh)

24

Tham khảo giá điện tại các xưởng sản xuất, trung bình giá điện là khoảng 1500 đồng/kWh, ta có được mỗi ngày chi phí điện thiết bị sử dụng là: 485.100 đồng.

➔ Chi phí điện mỗi tháng (30 ngày): 14.553.000 đồng

Nước

Chi phí nước dành cho đối tượng đơn vị sản xuất là khoảng 11.400 đồng/m3.

Dự tính mỗi ngày sẽ dùng 20m3 nước (dùng cho làm mát thiết bị, xử lí chất thải, sinh hoạt công nhân…), vậy chi phí nước mỗi ngày sẽ là 228.000 đồng.

➔ Chi phí nước mỗi tháng (30 ngày): 6.840.000 đồng

Nhân công

Dựa vào sơ đồ bố trí thiết bị (Hình 7), ta sẽ dự tính số lượng nhân công cần thuê cho mỗi giai đoạn chính, nhân công sẽ chịu trách nhiệm trong việc vận hành qui trình, kiểm soát chất lượng…

Giai đoạn sản xuất Số lượng nhân công

Chuẩn bị nguyên liệu 3

Ủ muối 1

Nghiền 1

Pha sơn 1

Đóng gói 4

➔ Tổng lượng nhân công dự tính sẽ là 10 người

Lương mỗi ngày cho mỗi công nhân sẽ là 250.000 đồng, vậy mỗi ngày chi phí dành cho nhân công sẽ là 2.500.000 đồng.

➔ Chi phí nhân công mỗi tháng (30 ngày): 75.000.000 đồng

3.3. Lợi nhuận thu được

Tổng chi phí nguyên liệu mỗi tháng: 1.981.800.000 đồng Tổng chi phí thiết bị mỗi tháng: 9.956.000 đồng

25

Tổng chi phí mặt bằng mỗi tháng: 40.000.000 đồng Tổng chi phí điện mỗi tháng: 14.553.000 đồng Tổng chi phí nước mỗi tháng: 6.840.000 đồng

Tổng chi phí nhân công mỗi tháng: 75.000.000 đồng

➔ Tổng chi phí vận hành mỗi tháng: 3.328.149.000 đồng

➔ Giá gốc sản phẩm mỗi tháng: 3.328.149.000 đồng

➔ Giá gốc mỗi sản phẩm = 110.938 đồng → 111.000 đồng

Nghiên cứu giá thị trường sản phẩm sơn sinh học, đề xuất giá bán sản phẩm sẽ gấp 3 lần giá gốc sản phẩm

➔ Tiền bán sản phẩm mỗi tháng = 9.984.447.000 đồng

➔ Giá bán mỗi sản phẩm = 332.815 đồng → 333.000 đồng

Đặt R là tiền lời khi bán sản phẩm so với tiền vốn bỏ ra cho sản phẩm R = Tiền bán sản phẩm mỗi tháng – Giá gốc sản phẩm mỗi tháng

➔ R = 6.656.298.000 đồng

Ngoài các chi phí trên, còn phải kể đến 20% thuế và các chi phí khác như chi phí

marketing (chiếm 10%R), lợi nhuận cho các đại lý sơn (chiếm 5%R), chi phí trả cho nhân viên sale (5%R), các chi phí phát sinh khác (10%R), do đó lợi nhuận mỗi tháng được tính như sau:

Lợi nhuận mỗi tháng = R – (10%R + 5%R + 5%R + 10%R + 20%R)

➔ Lợi nhuận mỗi tháng: 3.328.149.000 đồng

➔ Lợi nhuận mỗi sản phẩm: 110.938 đồng → khoảng 111.000 đồng

26

KẾT LUẬN

Từ lợi nhuận thu được, ta sẽ tính được thời gian mà dự án hoàn vốn như sau: Thu nhập ròng 1 năm = Khấu hao thiết bị + Lợi nhuận mỗi tháng x 12

= 40.057.262.000 đồng

Vốn đầu tư ban đầu = Tổng chi phí thiết bị + Tổng chi phí mặt bằng

➔ Vốn đầu tư ban đầu: 2.997.370.000 đồng

Thời gian hoàn vốn = Vốn đầu tư ban đầu / Thu nhập ròng 1 năm

➔ Thời gian hoàn vốn: 0,7483 năm, tương đương với 8,9793 tháng, tương đương với khoảng 269 ngày

Theo ban đầu dự tính, đây là một dự án tiến hành trong 5 năm, nhưng chỉ sau khoảng 9 tháng, dự án đã thu hồi được vốn và bắt đầu sinh lời. Điều này cho thấy đây là một dự án rất tiềm năng để phát triển.

Sơn sinh học là một sản phẩm đang có xu hướng phát triển rất tốt trên toàn cầu. Hiện nay không chỉ nước ngoài mà ngay trong nước ta, ta có thể thấy rất nhiều sản phẩm sơn sinh học khác nhau, đa dạng về chức năng, nguyên liệu…Sơn sinh học sử dụng dung môi xanh cũng xuất hiện rất nhiều. Ngoài các nhu cầu về sức khỏe, độ an toàn cho môi trường, một điều quan trọng mà có thể các doanh nghiệp sản xuất sơn thích dung môi xanh là vì chi phí của chúng rất thấp, do đó có thể mang lại lợi nhuận cao cho việc đầu tư sản xuất. Điển hình chính là dự án của đề tài thiết kế đồ án lần này, axit lactic được dùng làm dung môi xanh thay thế và chi phí của chúng hoàn toàn rất rẻ mà lại thân thiện với sức khỏe, môi trường.

Trong tương lai, xã hội ngày càng phát triển, sơn sinh học sẽ dần thay thế các loại sơn gốc “hóa chất”, sẽ có rất nhiều các nghiên cứu sử dụng sơn sinh học sử dụng dung môi xanh thay thế, hoặc sẽ có cả bột màu “sinh học”, chất kết dính “sinh học”, các phụ gia “sinh học”, tất cả sẽ dần được thay thế để phục vụ nhu cầu của con người.

27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Tài liệu hướng dẫn sạch hơn – Ngành: Sản xuất sơn, Bộ Công Thương, 07.2009

2. M.Bruno Andrioletti, Eco-compatible syntheses of bio-based solvents for the paint and coating industry, University Lyon 1, 06.2018

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ SINH HỌC QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN SINH HỌC DÙNG DUNG MÔI XANH AXIT LACTIC (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)