Tổng chi phí nguyên liệu mỗi tháng: 1.981.800.000 đồng Tổng chi phí thiết bị mỗi tháng: 9.956.000 đồng
25
Tổng chi phí mặt bằng mỗi tháng: 40.000.000 đồng Tổng chi phí điện mỗi tháng: 14.553.000 đồng Tổng chi phí nước mỗi tháng: 6.840.000 đồng
Tổng chi phí nhân công mỗi tháng: 75.000.000 đồng
➔ Tổng chi phí vận hành mỗi tháng: 3.328.149.000 đồng
➔ Giá gốc sản phẩm mỗi tháng: 3.328.149.000 đồng
➔ Giá gốc mỗi sản phẩm = 110.938 đồng → 111.000 đồng
Nghiên cứu giá thị trường sản phẩm sơn sinh học, đề xuất giá bán sản phẩm sẽ gấp 3 lần giá gốc sản phẩm
➔ Tiền bán sản phẩm mỗi tháng = 9.984.447.000 đồng
➔ Giá bán mỗi sản phẩm = 332.815 đồng → 333.000 đồng
Đặt R là tiền lời khi bán sản phẩm so với tiền vốn bỏ ra cho sản phẩm R = Tiền bán sản phẩm mỗi tháng – Giá gốc sản phẩm mỗi tháng
➔ R = 6.656.298.000 đồng
Ngoài các chi phí trên, còn phải kể đến 20% thuế và các chi phí khác như chi phí
marketing (chiếm 10%R), lợi nhuận cho các đại lý sơn (chiếm 5%R), chi phí trả cho nhân viên sale (5%R), các chi phí phát sinh khác (10%R), do đó lợi nhuận mỗi tháng được tính như sau:
Lợi nhuận mỗi tháng = R – (10%R + 5%R + 5%R + 10%R + 20%R)
➔ Lợi nhuận mỗi tháng: 3.328.149.000 đồng
➔ Lợi nhuận mỗi sản phẩm: 110.938 đồng → khoảng 111.000 đồng
26
KẾT LUẬN
Từ lợi nhuận thu được, ta sẽ tính được thời gian mà dự án hoàn vốn như sau: Thu nhập ròng 1 năm = Khấu hao thiết bị + Lợi nhuận mỗi tháng x 12
= 40.057.262.000 đồng
Vốn đầu tư ban đầu = Tổng chi phí thiết bị + Tổng chi phí mặt bằng
➔ Vốn đầu tư ban đầu: 2.997.370.000 đồng
Thời gian hoàn vốn = Vốn đầu tư ban đầu / Thu nhập ròng 1 năm
➔ Thời gian hoàn vốn: 0,7483 năm, tương đương với 8,9793 tháng, tương đương với khoảng 269 ngày
Theo ban đầu dự tính, đây là một dự án tiến hành trong 5 năm, nhưng chỉ sau khoảng 9 tháng, dự án đã thu hồi được vốn và bắt đầu sinh lời. Điều này cho thấy đây là một dự án rất tiềm năng để phát triển.
Sơn sinh học là một sản phẩm đang có xu hướng phát triển rất tốt trên toàn cầu. Hiện nay không chỉ nước ngoài mà ngay trong nước ta, ta có thể thấy rất nhiều sản phẩm sơn sinh học khác nhau, đa dạng về chức năng, nguyên liệu…Sơn sinh học sử dụng dung môi xanh cũng xuất hiện rất nhiều. Ngoài các nhu cầu về sức khỏe, độ an toàn cho môi trường, một điều quan trọng mà có thể các doanh nghiệp sản xuất sơn thích dung môi xanh là vì chi phí của chúng rất thấp, do đó có thể mang lại lợi nhuận cao cho việc đầu tư sản xuất. Điển hình chính là dự án của đề tài thiết kế đồ án lần này, axit lactic được dùng làm dung môi xanh thay thế và chi phí của chúng hoàn toàn rất rẻ mà lại thân thiện với sức khỏe, môi trường.
Trong tương lai, xã hội ngày càng phát triển, sơn sinh học sẽ dần thay thế các loại sơn gốc “hóa chất”, sẽ có rất nhiều các nghiên cứu sử dụng sơn sinh học sử dụng dung môi xanh thay thế, hoặc sẽ có cả bột màu “sinh học”, chất kết dính “sinh học”, các phụ gia “sinh học”, tất cả sẽ dần được thay thế để phục vụ nhu cầu của con người.
27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Tài liệu hướng dẫn sạch hơn – Ngành: Sản xuất sơn, Bộ Công Thương, 07.2009
2. M.Bruno Andrioletti, Eco-compatible syntheses of bio-based solvents for the paint and coating industry, University Lyon 1, 06.2018