8. Quy trình kiểm thử động
1.11. Quy trình thực hiện kiểm thử
1.11.1. Tổng quan
Quy trình thực hiện kiểm thử được sử dụng để chạy các thủ tục kiểm thử được tạo ra từ Quy trình thiết kế và chuẩn bị kiểm thử trên môi trường kiểm thử được thiết lập bởi Quy trìnhthiết lập và duy trì môi trường kiểm thử. Quy trình thực hiện kiểm thử có thể cần phải thực hiện một số lần vì các thủ tục kiểm thử có sẵn có thể không được thực hiện lặp lại. Nếu một vấn đề được xác nhận thì nó sẽ được kiểm thử lại bằng cách vào lại Quy trình thực hiện kiểm thử.
Trong hình 12, các hoạt động được trình bày theo một trình tự logic, nhưng trong thực tế phải lặp đi lặp lại rất nhiều hoạt động. Việc so sánh các kết quả kiểm thử và ghi lại chi tiết quá trình thực hiện kiểm thử thông thường được xen kẽ với việc thực hiện các thủ tục kiểm thử.
1.11.2. Mục đích
Mục đích của Quy trình thực hiện kiểm thử là thực hiện các thủ tục kiểm thử được tạo ra trong Quy trình thiết kế và chuẩn bị kiểm thử trong môi trường kiểm thử đã được chuẩn bị và ghi lại kết quả thực hiện.
1.11.3. Kết quả
Kết quả triển khai thành công của Quy trình thực hiện kiểm thử gồm: a) Các thủ tục kiểm thử đã được thực hiện;
b) Kết quả thực tế được ghi lại;
c) Kết quả thực tế và kết quả mong đợi đã được so sánh; d) Kết quả kiểm thử đã được xác định.
1.11.4. Các hoạt động và nhiệm vụ
Những người chịu trách nhiệm thực hiện kiểm thử phải thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ sau đây theo đúng các chính sách tổ chức áp dụng và các thủ tục liên quan đến quy trình thực hiện kiểm thử.
CHÚ THÍCH 1: Quy trình thực hiện kiểm thử có thể bị gián đoạn bởi một số trường hợp như khi phát hiện được lỗi trong trường hợp kiểm thử, phát hiện được một vấn đề trong môi trường kiểm thử hoặc khi có những thay đổi về kế hoạch kiểm thử (ví dụ: do điều chỉnh chi phí dự án hoặc những điều chỉnh về mặt thời gian) hoặc những trường hợp được quy định là đang ở trong tình trạng bị treo. Trong những trường hợp này, quy trình thực hiện kiểm thử được tiếp tục thực hiện với nhiệm vụ phù hợp hoặc bị hủy bỏ hoàn toàn.
CHÚ THÍCH 2: Quy trình thực hiện kiểm thử sẽ được vào lại nếu sau khi thực hiện một hoặc nhiều trường hợp kiểm thử, người ta nhận ra rằng cần thiết phải thực hiện các trường hợp kiểm bổ sung để đáp ứng điều kiện kết thúc kiểm thử quy định. Do đó, chỉ có một tập con các trường hợp kiểm thử cho một hạng mục kiểm thử của quy trình này có thể được thực hiện lặp lại.
8.4.4.1. Thực hiện các thủ tục kiểm thử (TE1)
Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:
a) Phải thực hiện một hoặc nhiều thủ tục kiểm thử trên môi trường kiểm thử đã được chuẩn bị.
CHÚ THÍCH 1: Các thủ tục kiểm thử có thể được viết thành kịch bản dùng để thực hiện kiểm thử tự động hoặc có thể được ghi lại trong đặc tả kiểm thử dùng để thực hiện kiểm thử thủ công, hoặc có thể được thực hiện ngay khi dùng trong trường hợp kiểm thử thăm dò.
b) Phải theo dõi kết quả thực tế đối với từng trường hợp kiểm thử trong thủ tục kiểm thử. c) Phải ghi lại kết quả thực tế.
CHÚ THÍCH 2: Việc này có thể thực hiện bằng công cụ kiểm thử hoặc bằng tay như chỉ định trong đặc tả trường hợp kiểm thử.
CHÚ THÍCH 3: Khi thực hiện kiểm thử thăm dò, kết quả thực tế có thể được quan sát thấy và không được ghi lại.
8.4.4.2. So sánh kết quả kiểm thử (TE2)
Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:
a) Phải so sánh kết quả thực tế và kết quả mong đợi đối với từng trường hợp kiểm thử trong thủ tục kiểm thử.
CHÚ THÍCH 1: Kết quả mong đợi có thể được ghi lại trong đặc tả kiểm thử. Trong trường hợp kiểm thử thăm dò, kết quả mong đợi có thể là sự mong đợi không được ghi lại. Trong trường hợp kiểm thử tự động, kết quả mong đợi thường được ghi trong kịch bản kiểm thử tự động (hoặc trong một tập tin liên quan) và công cụ kiểm thử thực hiện so sánh.
b) Xác định kết quả thực hiện các trường hợp kiểm thử trong thủ tục kiểm thử. Nếu việc kiểm thử lại được thông qua, thì sẽ cần phải cập nhật báo cáo sự cố theo Quy trình báo cáo sự cố kiểm thử.
CHÚ THÍCH 2: Những lỗi và những thay đổi không mong muốn đối với môi trường kiểm thử sẽ dẫn đến những vấn đề (những sự cố tiềm tàng) sẽ được thông qua đối với Quy trình báo cáo sự cố kiểm thử.
Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:
a) Ghi lại quá trình thực hiện kiểm thử như quy định trong kế hoạch kiểm thử.
CHÚ THÍCH: Thông thường là nhật ký thực hiện kiểm thử.
1.11.5. Đầu ra của quy trình
Kết quả thực hiện quy trình này sẽ tạo được đầu ra dưới đây: a) Kết quả thực tế;
b) Kết quả kiểm thử;
VÍ DỤ: Việc kiểm thử thông qua, những lỗi trong khi kiểm thử và những trường hợp mà xuất hiện điều gì đó bất thường hoặc không mong muốn.
c) Nhật ký thực hiện kiểm thử.