IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
2. Về phát triển văn hoá xã hộ
2.1. Quán triệt, vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Trung ương vềgiáo dục - đào tạo; thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo giáo dục - đào tạo; thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
Quán triệt tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng, đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá và từng bước thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục; chú trọng đúng mức đến giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, kỹ năng sống và giáo dục vùng dân tộc thiểu số. Đa dạng hoá các hình thức học tập, các loại hình giáo dục - đào tạo ngoài nhà trường; đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng xã hội học tập rộng khắp.
Nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên; chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề. Kiên cố hoá trường - lớp học, đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy và học, quan tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú.
2.2. Tập trung nguồn lực phát triển lĩnh vực y tế, đảm bảo tốt công táckhám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
Quy hoạch mạng lưới y tế theo hướng đồng bộ, chuyên sâu, theo đó thành lập thêm một số bệnh viện chuyên khoa (y học cổ truyền, nội tiết) và một số khoa, phòng mới. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở tất cả các tuyến, đặc biệt là các tuyến trung tâm. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ, nhân lực và nâng cao chất lượng y tế dự phòng, chủ động phòng ngừa, khống chế các loại dịch bệnh. Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ bảo hiểm y tế, tránh phiền hà cho người bệnh, nâng cao y đức và giảm tải cho tuyến trên; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển và thu hút nguồn lực y tế (đặc biệt là đội ngũ bác sỹ có tay nghề cao). Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân và thường xuyên kiểm tra, quản lý tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đổi mới phương thức và phát triển mạng lưới truyền thông về sức khoẻ, dân số - kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện tốt các chủ trương về dân số, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba và cân bằng giới tính khi sinh.
2.3. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá loại hình hoạt động của lĩnh vựcbáo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin và truyền thông báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin và truyền thông
Rà soát, bổ sung quy hoạch và tăng cường đầu tư phát triển, nâng cấp hạ tầng hệ thống thông tin và truyền thông, đẩy mạnh việc sử dụng chung hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp.
Làm tốt công tác quản lý nhà nước trên cả 5 lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và các dịch vụ bưu chính, viễn thông. Tăng cường công tác quản lý việc in ấn, xuất bản, xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh thông tin phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống lụt bão... Kết hợp chặt chẽ việc triển khai kế hoạch phát triển công nghệ thông tin, truyền thông với việc cải cách hành chính, từng bước hoàn thành lộ trình xây dựng "chính quyền điện tử". Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách công nghệ thông tin; đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin điện tử.
Triển khai đề án củng cố, phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động của các trạm truyền thanh, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời thông tin phục vụ người dân trên địa bàn.
2.4. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc và các di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh, phát triển môn thể thao có thế mạnh của tỉnh danh lam thắng cảnh, phát triển môn thể thao có thế mạnh của tỉnh
Nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá", xây dựng gia đình văn hoá, làng bản, khu dân cư, cơ quan đơn vị văn hoá. Xây dựng kế hoạch bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc phục vụ việc giáo dục truyền thống; có cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích các nghệ nhân trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Ưu tiên khôi phục, tôn tạo các khu di tích trọng điểm (di tích Nà Tu, cụm di tích ATK Chợ Đồn) và phục dựng các lễ hội truyền thống, trước mắt đưa hội xuân Ba Bể trở thành lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đưa phong trào thể dục thể thao quần chúng tới mọi vùng, miền, phù hợp với từng đối tượng, quan tâm hướng về nông thôn. Ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cao thành tích các môn thể thao mũi nhọn của tỉnh và tập trung xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao cần thiết như sân vận động, bảo tàng, rạp chiếu phim, công viên, trung tâm triển lãm...
2.5. Đảm bảo các chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việclàm, an sinh xã hội và chính sách đối với người có công được thực hiện đầy làm, an sinh xã hội và chính sách đối với người có công được thực hiện đầy đủ, hiệu quả
Thực hiện chính sách hỗ trợ cho người nghèo theo Nghị quyết 80/NQ-CP, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và chuẩn nghèo đa chiều, gắn công tác giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác giảm nghèo.
Đổi mới nội dung đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp theo phương châm nhà nước và doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; từng bước chăm lo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Chú trọng công tác hướng nghiệp, tư vấn lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động ở nông thôn và các đối tượng người nghèo, vùng
khó khăn. Triển khai có hiệu quả các đề án hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm. Quản lý chặt chẽ và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
Thực hiện tốt chính sách xã hội, vận động toàn dân tham gia các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công, gia đình thương binh liệt sỹ. Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi, người tàn tật... Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Bình đẳng giới. Giảm thiểu các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm trên địa bàn.
2.6. Quan tâm thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo
Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế và tăng cường lồng ghép các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng để từng bước nâng cao mức sống cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường công tác tuyên truyền về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò của trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Quan tâm tạo điều kiện và hướng dẫn cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật. Phát huy vai trò, uy tín của các chức sắc, già làng, người có uy tín để giải quyết các vấn đề về tôn giáo và chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán trong vùng đồng bào có đạo. Kiên quyết xử lý nghiêm các hoạt động lợi dụng lợi dụng tự do tính gưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật.