IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3. Về công tác nội chính
3.1. Củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòngtoàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc gắn với nhiệm vụ phát toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, địa phương về công tác quốc phòng - an ninh. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và quốc phòng - an ninh nhằm chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng quân đội và công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng theo tinh thần Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh. Nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, thực hiện có hiệu quả đề án đảm bảo quốc phòng của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030 và đề án xây dựng lực lượng dân quân tự vệ giai đoạn 2016 - 2020; nâng cao chất lượng các cuộc luyện
tập, diễn tập ở các cấp đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
3.2. Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc", chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh từ cơ sở, không để hình thành “điểm nóng”, xảy ra đột xuất, bất ngờ về an ninh trật tự, không để hình thành các tổ chức tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” hoặc các tổ chức chính trị đối lập. Làm tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, văn hoá, tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh nông thôn và an ninh xã hội; tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, “tự chuyển hoá”, “tự diễn biến” trong cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm; tập trung đấu tranh, phòng ngừa, khám phá, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, tai nạn giao thông và tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật.
3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan nội chính và phòngchống tham nhũng, lãng phí chống tham nhũng, lãng phí
Tập trung giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ việc phức tạp, kéo dài. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân. Thực hiện có hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Thực hiện đúng các quy định đối với công tác thi hành án hình sự, dân sự và nâng cao chất lượng xét xử các loại án, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, hạn chế số án bị huỷ, sửa.
Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động. Xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm và xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí tại cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý.