Phương pháp giải:
Căn cứ tác phẩm Lai Tân và tác phẩm Chiều tối.
Giải chi tiết:
Lai Tân thuộc vào số những bài thơ châm biếm, đả kích đặc sắc nhất của Hồ Chí Minh. Khác với bài Chiều tối miêu tả khung cảnh thiên nhiên và nỗi lòng tâm sự kín đáo của nhà thơ thì Lai Tân lại vạch trần tình trạng thối nát phổ biến của bọn quan lại Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm độc đáo.
Câu 4 (TH): “Càng nhìn lại càng ngẩn ngơ/ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn” (Theo Thanh Hải). Cặp
quan hệ từ càng….càng… trong câu thơ biểu thị mối quan hệ gì?
A. Nhân – quả. B. Đối lập. C. So sánh. D. Tăng tiến. Phương pháp giải: Phương pháp giải:
Căn cứ bài Quan hệ từ
Giải chi tiết:
- Cặp quan hệ từ “càng…càng…” thể hiện quan hệ tăng tiến.
Câu 5 (NB): Tác phẩm “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được trích từ đâu? A. Trường ca “Mặt trời khát vọng”. B. Trường ca “Chân trời khát vọng”. C. Tập thơ “Người chiến sĩ”. D. Trường ca “Mặt đường khát vọng”. Phương pháp giải:
Căn cứ tác phẩm Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Giải chi tiết:
“Đất Nước là một thi phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm thuộc chương V của bản trường ca “Mặt đường khát vọng”. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng bị tạm chiến ở miền Nam trước năm 1975.
Câu 6 (TH): Hình tượng người anh hùng trong “Rừng Xà Nu” và “Những đứa con trong gia đình” có gì
đặc biệt?
A. Hình tượng người anh hùng bước ra từ cuộc sống đời thường, mang trong mình cả những khuyết
điểm
B. Hình tượng người anh hùng với bản lĩnh và sự gan dạ. C. Hình tượng người anh hùng với lý tưởng cao đẹp. C. Hình tượng người anh hùng với lý tưởng cao đẹp.
D. Hình tượng người anh hùng xuất hiện trong tư thế hiên ngang, bất khuất. Phương pháp giải: Phương pháp giải:
Căn cứ bài Rừng Xà Nu và tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
Giải chi tiết:
Hình tượng nhân vật Việt và nhân vật Tnu trong hai tác phẩm đều là những người anh hùng bình dị bước ra từ thế giới đời thường. Họ được sinh ra từ nhân dân, không hiện lên một cách hào nhoáng như hình tượng người anh hùng được xây dựng trong các tác phẩm từ trước tới nay. Cả hai nhân vật đều cho thấy
những điểm khiếm khuyết (Tnu không kìm lòng trước cảnh mẹ con Mai bị giặc tra tấn, Việt không sợ giặc nhưng lại sợ bóng tối, sợ ma). Người anh hùng cũng là con người và họ không hoàn hảo nhưng sự dũng cảm và tình yêu nước của họ luôn là hoàn hảo nhất.
Câu 7 (NB): Nhận xét nào sau đây không đúng về chèo dân gian? A. Chèo là một loại hình nghệ thuật tổng hợp.
B. Chèo thường được biểu diễn ở sân đình.