Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (trang 33 sgk Địa 12)
Giải chi tiết:
Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là: cả 2 đồng bằng đều có nguốc hình thành do phù sa của các hệ thống lớn bồi đắp nên.
- Đồng bằng sông Hồng do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình - Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa sông Tiền và sông Hậu
Câu 85 (TH): Địa điểm nào sau đây ở nước ta không có mùa đông lạnh?
A. Hà Nội B. Quảng Nam C. Nghệ An D. Bắc Giang
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Giải chi tiết:
- Gió mùa đông Bắc chỉ hoạt động mạnh ở khu vực miền Bắc từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc, đem lại mùa đông lạnh.
=> Do vậy các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Bắc Giang đều có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh. => loại A, C D
- Riêng Quảng Nam thuộc miền khí hậu phía Nam, do dãy Bạch Mã chắn lại nên không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, không có mùa đông lạnh.
Câu 86 (VDC): Đâu không phải là nguyên nhân khiến thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của
biển ?
A. Vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn B. Địa hình chủ yếu là đồi núi
C. Hình dáng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang D. Địa hình có hướng nghiêng tây bắc – đông nam Phương pháp giải: Phương pháp giải:
Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Giải chi tiết:
- Nguyên nhân khiến nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển là do:
+ Vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn => biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, đem lại lương mưa lớn, khiến khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa.
+ Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang + địa hình có hướng nghiêng tây bắc – đông nam thấp dần về phía biển => tạo điều kiện thuận lợi cho tác động của biển vào sâu trong đất liền và dễ dàng hơn.
=> loại đáp án A, C, D
- Địa hình chủ yếu là đồi núi không phải là đặc điểm khiến nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Câu 87 (NB): Theo quyết định của Hội nghị lanta (2-1945), những nước nào sau đây trở thành những
nước trung lập?