Cơ cấu tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu 104_2436_0386 (Trang 46 - 51)

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội ta có thể thấy cơ cấu của Công ty là cơ cấu theo trực tuyến chức năng. Theo đó, các bộ phận chức năng thực hiện nhiệm vụ của mình dưới sự giám sát của người phụ trách (các trưởng phòng) còn các trưởng phòng chịu trách nhiệm với Giám đốc, Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất kinh doanh trước Hội đồng quản trị và các cổ đông. Cơ cấu này khá phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty: do đặc điểm công ty nên có một bộ phận luôn theo sát và tạo điều kiện cho hoạt động của các xí nghiệp, các đơn vị thành viên có nhiệm vụ thi công những công trình được đấu thầu và chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban tạo sự hoạt động nhịp nhàng trong Công ty.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát Giám đốc Công ty Phó Giám đốc Công ty Phó Giám đốc Công ty - QMR Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kế hoạch Kỹ thuật BQL khu đô thị mới Hạ Đình Xí nghiệp xây lắp 1 Xí nghiệp xây lắp 2 Xí nghiệp xây lắp 3 Xí nghiệp xây lắp 4 Xí nghiệp xây lắp 5 Xí nghiệp xây lắp Miền Tây

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của Công ty )

Giám đốc: Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước các hoạt động của Công ty.

Phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc, là người đại diện và chịu trách nhiệm về điều hành các công việc của công ty ( Chất lượng, hiệu quả sản xuất giám sát về lao động, kỹ thuật, nhà xưởng, thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh, hệ thống, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn…) đánh giá, phân tích, đề ra mục tiêu nhằm tạo ra sự ổn định, tăng trưởng.

Thực hiện các chức năng nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh của Công ty được điều hành bởi Giám đốc và các Phó giám đốc giúp việc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc là các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ như: phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật…

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban được cụ thể như sau

Phòng Tổ chức hành chính

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình bộ máy quản lý và mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó, phòng Tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên phù hợp với định hướng và quy chế đào tạo của Công ty. Thực hiện các nghiệp vụ về quản trị nhân sự, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan tới người lao động trong Công ty. Xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng, tuyển dụng và các công tác quản lý hành chính văn phòng trong Công ty…

Phòng Kế hoạch kỹ thuật

Bộ phận kế hoạch: Xây dựng chiến lược phát triển Công ty ngắn hạn và dài hạn, tìm kiếm việc làm, phát triển thị trường tham gia đấu thầu các dự án. Xây dựng và kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch, thanh quyết toán và thu hồi vốn các công trình. Lập kế hoạch và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm trình Tổng giám đốc trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh được đại hội cổ đông thông qua. Quản lý, giám sát, chỉ đạo và

nghiệm thu kỹ thuật thi công, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn lao động.

Bộ phận kỹ thuật: Có chức năng tham mưu giúp ban giám đốc về thiết kế các công trình thủy lợi, giao thông, điện, nước, xây dựng, hạ tầng kỹ thuật... Và có nhiệm vụ kiểm tra và nghiên cứu đề án thiết kế, khảo sát điều kiện thi công công trình trước khi thi công. Chịu trách nhiệm cuối cùng về tính chính xác của đề án thiết kế công trình cho hồ sơ dự thầu và gia công chế tạo, phục vụ thi công. Lập biện pháp tổ chức thi công các công trình phục vụ hồ sơ thầu, lập phương án tổ chức thi công các công trình. Tham gia nghiệm thu nội bộ các hạng mục công trình trước khi bàn giao cho bên A.

Thực hiện và tuân thủ các quy trình chất lượng trong hệ thống ISO 9001:2008 và TQM

Phòng Tài chính kế toán: Quản lý toàn bộ nguồn vốn, tài sản theo quy định của pháp luật và quy định của Công ty phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.

Nhiệm vụ của phòng tài vụ là lập và thực hiện kế hoạch tài chính, đảm bảo cân đối vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tài chính và đề xuất các biện pháp tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn…

Ban điều hành dự án: Tham mưu giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc tổ chức triển khai các hạng mục công việc của dự án được kí kết trong hợp đồng giữa công ty và công ty khác theo đúng chất lượng, tiến độ.

Các xí nghiệp trực thuộc: Chịu trách nhiệm toàn diện về đảm bảo kỹ, mỹ thuật công trình, giám sát chỉ đạo thi công đúng với thiết kế, chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu gắn lắp vào công trình.

Giải quyết thủ tục thay đổi thiết kế khi cần thiết, đề xuất phương án thực thi, phát hiện kịp thời các sai sót giữa thực tế và bản vẽ...

Tổ chức nghiệm thu kỹ thuật từng giai đoạn hay tổng thể công trình theo đúng quy định của nhà nước ban hành.

Lập biện pháp thi công, biện pháp an toàn và kiểm tra đôn đốc cán bộ công nhân viên trong đơn vị thực hiện đúng biện pháp thi công, biện pháp an toàn đã được phê duyệt.

Hướng dẫn tạo điều kiện nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện và tuân thủ các quy trình chất lượng trong hệ thống ISO 9001:2008 và TQM

Một phần của tài liệu 104_2436_0386 (Trang 46 - 51)