Nền tảng của General Electric

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN ĐẦU TÀU Ở MỘT SỐ NƯỚC TIÊU BIỂU VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 37 - 38)

IV. TẬP ĐOÀN MỸ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH GENERAL ELECTRIC

1. Nền tảng của General Electric

General Electric ra đời năm 1890 nhờ Thomas Edison, người đã thành lập nên Công ty General Electric Edison. Trong thời kỳ đó, xuất hiện một đối thủ cạnh tranh: Công ty Thomson- Houston. Công ty này đã trở thành công ty thống trị trên mặt trận đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực điện, nhưng do cả hai doanh nghiệp phát triển, nên họ đều gặp khó khăn trong việc sản xuất hoàn chỉnh các hệ thống điện nếu chỉ dựa vào bằng sáng chế và công nghệ của riêng họ. Đó là lý do vào năm 1982, Công ty General Electric Edison sáp nhập với công ty Thomson-Houston. Công ty mới được gọi là Công ty General Electric.

Một số hoạt động kinh doanh đầu tiên của Edison vẫn là một phần của GE ngày nay, chẳng hạn như các sản phẩm chiếu sáng, vận tải, công nghiệp, truyền tải điện và thiết bị y

tế. Sau lần hợp nhất này, công ty đã thực hiện nhiều thương vụ thu mua khác và đặc biệt là có thể mở rộng ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính và ban đầu. Ngày nay General Electric có một danh mục sản phẩm từ nhựa cho đến lò phản ứng hạt nhân, từ điện tử tiêu dùng cho đến động cơ phản lực.

Năm 1981, Jack Welch trở thành Giám đốc điều hành và tái cơ cấu toàn diện công ty. Ông muốn cải thiện hiệu suất của nhân viên, vì vậy ông buộc họ phải giỏi hơn những người giỏi nhất, nhằm để vươn tới vị trí lãnh đạo trong mỗi một đơn vị kinh doanh. Ông muốn công ty trở thành công ty đứng đầu trong tất cả các lĩnh vực mà nó đang hoạt động. Để làm được điều đó, công ty đã trải qua rất nhiều vụ mua lại cũng như thoái vốn. Welch cũng quyết định giảm các tầng quản lý, khiến công ty trở nên “phẳng” hơn và ông cũng tập trung vào quốc tế hóa với chương trình toàn cầu như Six Sigma. Năm 1980, năm trước khi Welch trở thành CEO, GE đạt doanh thu 26,8 tỷ USD; năm 2000, năm trước Welch nghỉ hưu, doanh thu đạt gần 130 tỷ USD.

Năm 2001, Jeff Immelt trở thành Giám đốc điều hành thay Welch. Theo ông, một CEO nên định hình văn hóa công ty, chọn các hoạt động kinh doanh mới và tham gia vào chúng, bên cạnh việc lựa chọn ra những người giỏi. Một CEO cần tìm ra cách phù hợp và hiệu quả nhất để phân bổ nguồn lực. Cũng có sự khác biệt rõ ràng giữa Immelt và Welch về cách nhìn nhận văn hóa. Khi Immelt trở thành CEO, gần hai phần ba doanh thu của GE là ở Mỹ. Đó là lý do tại sao ông quyết định đưa một số phần doanh thu sẽ từ nước ngoài và bố trí các lãnh đạo cao cấp ra nước ngoài, ví dụ như Phó Chủ tịch John Rice đã được chuyển đến Hồng Kông. Immelt luôn muốn có một nền văn hóa với các quyết định mang tính địa phương nhờ các nhà quản lý cấp cao được bố trí trên toàn thế giới.

Rõ ràng một trong những mục tiêu chính của Immelt là tăng cường sự hiện diện của GE trên toàn cầu, nhưng ông cũng muốn tạo ra một văn hóa mang tính hợp tác hơn. Nhờ CEO này, cũng như các thương vụ mua lại và thoái vốn khác, đã làm tăng cường sự hiện diện của công ty trong các lĩnh vực kinh doanh mà công ty đã thâm nhập.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN ĐẦU TÀU Ở MỘT SỐ NƯỚC TIÊU BIỂU VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w