Quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN ĐẦU TÀU Ở MỘT SỐ NƯỚC TIÊU BIỂU VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

II. TẬP ĐOÀN SAMSUNG

2. Quản trị doanh nghiệp

Một trong những yếu tố mang lại thành công cho Samsung là việc sử dụng hiệu quả và hiệu suất các nguồn lực như nguồn nhân lực, công nghệ, các đơn vị marketing, chế tạo và thiết kế. Mức tăng trưởng mạnh này là nhờ phương pháp quản lý mới của chủ tịch thứ hai, Lee Kun-Hee.

Ông muốn biến Samsung từ một nhà sản xuất dựa trên lợi thế chi phí thấp thành một công ty toàn cầu có giá trị thương hiệu mạnh và sản phẩm chất lượng cao được công nhận trên toàn thế giới. Chìa khóa của hệ thống quản lý mới này là quản lý mở, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, quyền tự chủ của nhân viên và sự minh bạch với khách hàng, nhằm để cải thiện không chỉ mối quan hệ với nhân viên mà còn cả với khách hàng. Hệ thống quản lý nhân sự mở đã đưa việc thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và kỹ năng của nhân viên lên vị trí ưu tiên hàng đầu.

Hệ thống Quản lý Nguồn nhân lực mới không phải là thay đổi duy nhất do Chủ tịch Lee thực hiện. Ông cũng rất chú trọng tới lĩnh vực marketing, hiểu rõ tầm quan trọng của nó trong chuỗi giá trị của tập đoàn và chính điều này đã đóng góp lớn vào thành công của công ty. Chủ yếu, Samsung đã phát triển một cách tiếp cận hướng mạnh đến khách hàng để hiểu và nhận ra nhu cầu và mong muốn của họ, để tạo ra lòng trung thành và chung thủy của khách hàng. Samsung cũng hiểu rõ tầm quan trọng của việc bán các sản phẩm và dịch vụ được thiết kế tốt để để mang lại những lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính cho khách hàng. Bằng cách này, tập đoàn này đã có cơ hội làm tăng sự công nhận và lòng trung thành với thương hiệu, dự đoán và đáp ứng yêu cầu của tất cả các khách hàng trên toàn cầu.

Vì vậy, chủ tịch Lee đã nỗ lực hết mình để cải thiện hình ảnh của thương hiệu từ thương hiệu cấp thấp thành thương hiệu chất lượng cao. Ông cũng nỗ lực chuyển đổi một công ty

theo định hướng xuất khẩu thành một công ty được dẫn dắt bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và liên doanh. Đối với cách tiếp cận mới này, trong những năm 90 thế kỷ trước, Samsung đã liên doanh với các đối tác phù hợp ở nước ngoài trong những lĩnh vực chế tạo, ti-vi, tủ lạnh và thiết bị video. Ông cũng sử dụng FDI để thành lập trụ sở ở những nơi khác trên thế giới như Trung Quốc, Châu Âu, Bắc Mỹ hay Singapore. Theo đó đến năm 2005, Tập đoàn Samsung đã thành lập 64 chi nhánh chế tạo và bán hàng, và 13 trung tâm NC&PT trên khắp thế giới.

Với hướng này, Lee Kun-Hee đã hoàn thành rất nhiều mục tiêu để giúp tập đoàn giải quyết một số vấn đề chính của nó. Trên thực tế, ông đã giảm nợ của Samsung từ 15 tỷ đô la vào năm 1997 xuống còn 4,6 tỷ đô la vào năm 2002. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận ròng tăng từ âm 3% lên dương 13% trong cùng thời gian. Ngoài ra, tập đoàn còn đạt lợi nhuận ròng là 5,9 tỷ đô la với doanh thu 44,6 tỷ đô la vào năm 2002, so với 2,8 tỷ đô la lợi nhuận và 28 tỷ đô la doanh thu năm 1999.

Tập đoàn Samsung đã phát triển rất nhiều không chỉ về doanh thu mà còn về giá trị thương hiệu. Thương hiệu Samsung đã lớn mạnh trong những năm qua, định vị mình ở bảng xếp hạng Thương hiệu Toàn cầu Tốt nhất, năm 2017 đạt vị trí thứ 6 (Interbrand, 2017). Đồng thời, cũng theo Interbrand, tăng trưởng của giá trị thương hiệu tính theo triệu đô la đã tăng từ 5.223 triệu đô la năm 2000 lên 56.249 triệu đô la vào năm 2017.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN ĐẦU TÀU Ở MỘT SỐ NƯỚC TIÊU BIỂU VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w