Trắc nghiệm MBTI

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp (Trang 64 - 69)

Phân loại tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs cùng con gái của bà – Isabel Briggs. Sau nhiều năm được nghiên cứu và phát triển thêm, MBTI được xem là công cụ phân loại tính cách chính xác nhất và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. MBTI đã được dịch ra gần 78 ngôn ngữ và cứ mỗi năm trên thế giới lại có hàng triệu người làm trắc nghiệm MBTI để hiểu thêm về tính cách của bản thân.

Nói đến tính ứng dụng của MBTI, tạp chí All Business đã nhận định: “Đánh giá nhân viên là việc làm rất cần thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Song đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị khiến các nhà quản lý luôn cảm thấy e ngại, nhất là khi họ phải đưa ra những nhận xét không mấy tích cực. Bên cạnh đó hiểu biết về loại tính cách MBTI sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân mình hơn, lý giải được câu hỏi tại sao mình có xu hướng hành động khác những người khác.

MBTI cũng sẽ giúp bạn thành công hơn trong những mối quan hệ nhờ thấu hiểu và thông cảm được với suy nghĩ và hành động của những người xung quanh mình, từ đó có cách ứng xử phù hợp và khéo léo nhất. Bên cạnh đó, MBTI cũng là một trong những công cụ giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân cũng như xác định nhữngđính hướng tương laic ho mình. MBTI đưa ra bốn chỉ số đánh giá cách suy nghĩ và phản ứng của mỗi người, đó là:

- Khuynh hướng tự nhiên: hướng nội/hướng ngoại

- Cách thức nhận diện thế giới: tổng hợp/cụ thể

- Cách thức quyết định: dựa trên lý trí/tình cảm

63

4 Khuynh hướng tự nhiên

MBTI là phương pháp dùng để phân loại tính cách con người với 4 tiêu chí: v XU HƯỚNG TỰ NHIÊN: Extraversion (Hướngngoại)/ Introversion

- Hướng nội - đây là 2 xu hướng đối lập thể hiện xu hướng ứng xử với thế giới bên ngoài. hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng

- Hướng ngoại – hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật v TÌM HIỂU VÀ NHẬN THỨC THẾ GIỚI: Sensing (Giác quan)/ iNtuition (Trực

giác): Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài.

- Trung tâm “Giác quan” trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị… của hiện tại được đưa đến từ 5 giác quan của cơ thể. Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. - Trung tâm “Trực giác” của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình

thành cácmô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.

64

v QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỌN LỰA: Thinking (Lý trí) / Feeling (Tình cảm) Đây là 2 xu hướng đối lập về cách chúng ta đưa ra quyết định và lựa chọn của mình.

- Phần lý trí trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là bản chất logic của con người.

- Phần cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ quan của con người.

v CÁCH THỨC HÀNH ĐỘNG: Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt): Đây là cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài.

- Nguyên tắc: tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ rang

- Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch.

I E

- Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động

- Cần có một khoảng thời gian riêng tư đáng kể để nạp năng lượng

- Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi khi tự cô lập với thế giới bên ngoài - Thích nói chuyện riêng tư 2 người. - Hiếm khi chủ động xin ý kiến của

người khác

- Hành động trước hết, suy nghĩ và cân nhắc sau

- Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với thế giới bên ngoài

- Hứng thú với con người và sự việc xung quanh

- Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều người

- Dễ bắt chuyện

65

- Sống với hiện tại

- Thích các giải pháp đơn giản và thực tế

- Có trí nhớ tốt về các chi tiết của những sự kiện trong quá khứ

- Giỏi áp dụng kinh nghiệm

- Thoải mái với những thông tin rõ ràng và chắc chắn

- Hay nghĩ đến tương lai

- Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo ra những khả năng mới

- Thường chỉ nhớ đến ý chính và các mối liên hệ

- Giỏi vận dụng lý thuyết

- Thoải mái với sự nhập nhằng, hay những thông tin không rõ rang

T F

- Luôn tìm kiếm sự kiện và tính logic để đưa ra kết luận

- Có xu hướng để tâm đến các nhiệm vụ, công việc cần phải hoàn thành - Dễ dàng đưa ra những phân tích

thấu đáo và khách quan

- Chấp nhận xung đột là một phần tự nhiên trong mối quan hệ giữa người với người.

- Xem xét cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng của một quyết định lên người khác trước khi đưa ra quyết định đó. - Nhạy cảm với những nhu cầu và phản

ứng của người khác.

- Tìm kiếm sự nhất trí và ý kiến của số đông.

- Khó xử khi có xung đột; hoặc có phản ứng tiêu cực khi xảy ra bất hòa.

- J - P

- Có kế hoạch chu đáo trước khi hành động

- Tập trung vào các hoạt động có tính nhiệm vụ, hoàn tất các công đoạn quan trọng trước khi tiếp tục

- Làm việc tốt nhất và không bị stress khi hoàn thành công việc trước thời

- Có thể hành động mà không cần lập kế hoạch; lập kế hoach tùy theo tình hình

- Thích làm nhiều việc cùng lúc, thích sự đa dạng, có thể vừa làm vừa chơi - Chịu sức ép tốt, làm việc hiệu quả

66

hạn

- Tự đặt ra mục tiêu, thời hạn, và các chuẩn mực để quản lý cuộc sống

- Tìm cách tránh né cam kết nếu nó ảnh hưởng đến sự linh động, sự tự do và da đạng của bản thân

Từ đó, MBTI đã đưa ra 16 nhóm tính cách với những năng khiếu, sở thích và lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, trở thành một chỉ số tham khảo về nghề nghiệp và khả năng làm việc nhóm đáng tin cậy nhất hiện nay. Cũng theo đánh giá của tạp chí All Business: “Việc bộc lộ những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi người theo một khuôn mẫu được thiết lập như kiểu MBTI sẽ cung cấp các chỉ dẫn, đường lối cho môi trường làm việc, qua đó đẩy mạnh lòng tin và sự cộng tác giữa các nhân viên. Mọi người sẽ nhanh chóng nhận ra không dạng tính cách nào tốt hơn dạng tính cách nào - giữa chúng chỉ có sự khác nhau. MBTI cũng cho các nhân viên thấy làm thế nào để sự khác biệt của từng cá thể có thể tạo ra thành công chung của tập thể”.

Trước khi thực hiện bài test MBTI ở phần phụ lục các bạn cần lưu ý: - Trắc nghiệm MBTI không phải là một thước đo chấm điểm mỗi cá nhân. - Không có loại tính cách nào là tốt nhất.

- Mỗi loại tính cách đều có điểm mạnh, điểm yếu, đều có thể mắc sai lầm cũng như làm được những điều vĩ đại.

67

CHƯƠNG 3:

KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP

A. MỤC TIÊU

- Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

- Phát biểu được Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân.

- Có khả năng phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Biết kết hợp với các yếu tố thuận lợi và bất lợi để phân tích SWOT cho bản thân.

- Thực hành phân tích SWOT cho bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và lập kế hoạch nghề nghiệp hợp lý.

- Có khái niệm đúng đắn về hạnh phúc và thành công trtong cuộc sống để luôn cảm thấy cân bằng.

B. NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp (Trang 64 - 69)