Tại sao phải ra quyết định?

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giải quyết vấn đề ThS. Nguyễn Võ Huệ Anh (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 48 - 49)

3. Những trở ngại trong giải quyết vấn đề

1.2. Tại sao phải ra quyết định?

Nhà quản trị luôn luôn ra quyết định, đó là một trong những kỹ năng chủ yếu của nhà quản trị. Bạn luôn luôn được mời ra quyết định và thực hiện quyết định. Chất lượng và kết quả của quyết định của bạn có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên và tổ chức của bạn. Điều chủ yếu là bạn phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định của bạn nếu bạn muốn trở thành một thà quản trị thực sự có hiệu quả

Có những quyết định nếu thực hiện đúng thời điểm sẽ tạo nên thành công cho một công ty, đồng thời có thể duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cũng có những quyết định sai lầm, làm tổn thật hàng triệu đô la, nhưng quan trọng hơn là phá sản và thương hiệu biến mất khỏi thương trường.

Ví dụ: Quyết định tung quảng cáo với hình ảnh đại diện là diễn viên hay ca sĩ nào luôn là sự tính toán, cân nhắc của các nhà kinh doanh. The Face Shop là một nhãn hiệu nổi tiếng tại Hàn Quốc, vẫn thường sử dụng những hình ảnh nam diễn viên để trở thành hình ảnh đại diện. Đương nhiên những “ngôi sao” đó phải hội tụ các yếu tố về sự nổi tiếng, nhiều người yêu thích và có vẻ đẹp đáp ứng tiêu chí của The Face Shop như Bae Yong Joon, Kwon Sang Woo,… Khoảng năm 2010, The Face Shop đã quyết định ký hợp đồng với nam diễn viên mới nổi lúc bấy giờ là Kim Hyun Joong với số tiền khổng lồ tương đương với 30 tỷ đồng Việt Nam. Có rất nhiều quan điểm trái chiều về sự việc này vì khi đó nam diễn viên này mới chỉ thành công qua một vi diễn trong bộ phim Vườn Sao Băng và hiện đang là một thành viên của một nhóm nhạc Hàn Quốc. Sau 3 năm ký hợp đồng, có thể khẳng định đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn của thương hiệu mỹ phẩm này với sự gắn liền với hình ảnh nam diễn viên nói trên bởi vẻ đẹp trong sáng, tự nhiên là sự thích hợp với chiến lược “vẻ đẹp tự nhiên” của thương hiệu này đang hướng tới. Trong khi đó, cũng có những quyết định tệ hại và vì thế thường kéo theo những hậu quá đắt giá. Năm 1995, Walt Disney tuyển Michael Ovitz vào vị trí Chủ tịch. Đây là một quyết định sai làm và chỉ 14 tháng sau khi nhậm chức, Michael Ovitz bị buộc thôi việc.

Sau đó, Walt Disney đã phải đền bù một số tiền khổng lồ cho quyết định sa thải ngài CEO này với tổng thiệt hại hơn 140 triệu đô la. Điều đáng nói là sự kiện này khiến cho nhiều cổ đông mất lòng tin với hội đồng quản trị và dẫn đến nhiều vụ kiện tụng sau đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng giải quyết vấn đề ThS. Nguyễn Võ Huệ Anh (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)