ột câu chuyện buồn mà thực lòng bố không muốn nhắc tới, một sự kiện làm gia đình ta lo âu, sợ hãi và tan tác. Bông Bờm phải xa bố mẹ vào ở với ông bà ngoại để bố mẹ chăm Bách.
Năm ý bố cháu 49 tuổi ta, ông nội vào bệnh viện Hữu Nghị mổ cắt mật, cả nhà vào viện lo cho ông. Mấy ngày này em Bách bị sốt (Bách mới 16 tháng tuổi), đi khám thì mọi người nói là viêm họng. Cả nhà chủ
quan. Buổi sáng hôm ý, ông nội vào phòng mổ thì mẹ gọi điện cho bố
báo Bách vào viện, cấp cứu. Đợi ông mổ xong, bố cháu vào thăm ông, thấy ông đã tỉnh, bác sĩ nói ca mổ thành công, ông sẽ khỏe sau mấy ngày.
Yên tâm về ông nội, bố chạy sang viện Nhi Trung ương, vào phòng cấp cứu và… ôi trời, Bách của bố nằm bất tỉnh… Bố cháu ngã ngồi xuống ghế sau khi nghe bác sĩ nói bệnh tình của con… viêm màng não. Và buổi tối định mệnh bên giường con, bố không thể nào quên. Bác sĩ An (phó giám đốc bệnh viện, trưởng khoa nhiễm trùng) bạn bố, sau khi khám và lên phác đồ điều trị đã gọi bố ra một góc nói riêng rằng, đêm nay nếu Bách không hạ sốt thì sẽ rất xấu đấy, bố Lực chuẩn bị tinh thần nhé. Đừng nói với mẹ cháu! Bố lặng người. Và tối đó bốở bên Bách một mình vì không muốn mẹ chứng kiến tình huống xấu xảy ra.
Con nằm sốt li bì. Không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù được truyền thuốc hạ sốt liên tục.
Bố dùng khăn thấm nước ấm chườm khắp người con, lòng cầu trời khấn phật cho con hạ sốt. Tim bố thắt lại mỗi khi bố lật chân tay, người để chườm mà con không phản ứng gì. Bác Mây trông ông nội bên bệnh viện Hữu Nghị gọi điện hỏi tình hình, bố bảo, vẫn chưa đỡ, bác thở dài mà rằng, ôi sao con còn bé xíu mà đã khổ thế… bố nhắn qua Facebook cho anh Hoàng (đang học ở Italia), nói thật lúc đó bố hoang mang và
sợ. Anh Hoàng cũng hốt hoảng hét ầm lên khi bố nói bệnh của con. Lúc sau anh Hoàng viết và gửi một bài thơ nhờ bố đọc khẽ vào tai con, anh Hoàng nói, con tin là em con sẽ tỉnh, sẽ hết sốt, sẽ khỏi bốạ. Bố thì thầm vào tai con những vần thơ đó của anh Hoàng, nước mắt bốứa ra… Bố khóc bởi lời nhắn của anh Hoàng làm trái tim đang đóng băng của bố nóng lên. Đúng rồi, con sẽ tỉnh. Con phải sống!
Và điều kỳ diệu xảy ra. Đúng 12 giờ đêm, Bách bỗng vã mồ hôi, rất nhiều mồ hôi, áo quần ướt sũng, rồi con khóc. Bố chạy ra gọi bác sĩ trực đêm, bác sĩ chạy vào và nói ok rồi, thoát rồi. Bố ôm chầm lấy chú bác sĩ rồi cuống quýt chạy sang phòng bên gọi mẹ con chuẩn bị sữa vì cả ngày con sốt li bì, toàn phải truyền kháng sinh nên sẽ rất đói.
Sau đó là gần ba tháng Bách nằm viện điều trị. Được sự giúp đỡ tận tình của các bác sĩ, sự hỗ trợ không mệt mỏi của mẹ, của bố, của dì Hai, và dì út Ngọc… Bách dũng cảm vượt qua sự đau đớn, quyết liệt chiến đấu như một dũng sĩ thực sự. Và chàng dũng sĩ tí hon của bố đã chiến thắng căn bệnh quái ác để vững bước vào đời.
Còn đây là bài thơ anh Hoàng viết tặng Bách khi em đang chiến đấu trong phòng cấp cứu: Giấy trắng không vết mực Đôi mắt sáng tựa hồ Tiếng cười như sơn ca Trán em, trán lãnh tụ. Em à, Em ơi, Ru em à ơi Nghỉ chút thôi em nhé Anh biết em thấm mệt Nhưng cuộc đời là thế Phải dậy đón nắng mai Ngày mai em gọi ba Ngày mai em gọi bà Ngày mai em gọi ông Ngày mai đã đến rồi! Em à,
Em ơi.
Dậy nào em ơi
Ngày mai đã đến rồi Tiếng chim hót trên cao
Mặt hồ đang lấp lánh Đón chờ em thức giấc. Tỉnh dậy nào em tôi Để mai này em lớn Anh được kể em nghe
Những chuyện tình quá khứ
Tỉnh dậy nào em ơi Để mai này anh già Thân em giờ cứng cáp Thân anh còn người chống Mạnh mẽ lên em nhé
Nhục lắm cơ các cụạ. Cái lũ Bờm Bách nhà cháu á, dở hơi cám hấp cứ gọi là, là tột đỉnh ý. Ở nhà hay nơi đông người hai ông này cứ
chí chóe tranh giành nhau rằng thì bố là của em, bố là của anh. Người ngoài không biết chắc sẽ nghĩ ba bố con nhà này dở người là cái chắc. Xấu hổ không chịu được ý. Vì thế bố cháu có một cuộc nói chuyện cực nghiêm túc với hai ông này.
- Các con có yêu bố không?
- Có ạ… Hai ông nhệch mồm đồng thanh. - Bố đẹp như bông hoa đúng không? - Còn lâu ý. Bố đẹp hơn hoa ý.
- Túng zoài. Pố dzẹp, dzẹp… pố dzẹp dzai như hoa ý.
- Hoa là biểu tượng của cái đẹp roài các ông ạ. Mà á, phàm cái gì đẹp đều là của chung hết, nghe chửa?
- Dạ… Lại ngoạc mồm đồng thanh vâng dạ.
- Thế nên bố dạy một câu trong bài hát gì đấy mà bố đã quên tên, và hai ông phải nhớ để khi có ý định tranh giành bố của riêng mình là tức khắc nhớ: bố là của chung nhá!
- Vâng ạ… Hai cái mồm lại cùng lúc nhọn ra.
- Bông hoa này là của chung… Nào ông Bờm hát lại trước xem nào! - Bông hoa này là của chung…
- Đúng rồi. Phải nhấn vào chữ “của” thành “cúa” cho nó da diết hơn nữa nhá. Ok roài đấy. Ông Bách? Nào!
- Phải nhấn chữ “của” thành “cúa” như bố với anh Bờm ý. Mí lại, “của” chứ không phải là “khủa” ông nhá. Lại đi. Của!
- Khủa!
- Lại nhá: Cờ… Của! - Khờ… Khủa!
- Con bỏ chữ H ở đầu đi thì thành “của” ngay thôi. Nào. Của! - Ủa!
- Ối zời… thôi thì “khủa” cũng được, nhưng phải nhấn vào đấy thành “khúa” cho nó da diết nghe chửa!
- Vưng ạ…
Từ đó trở đi, mỗi khi bố cháu đi đâu về nhà, việc đầu tiên sau khi mở
cửa là gào lên “Bông hoa này là của chung…” thế là 3B chạy ra ôm tay ôm chân ôm bụng bố rất hòa thuận, không còn tranh giành nhau như
trước nữa.
Vậy mà hôm rồi, đưa hai ông đi dự trao giải “cà phê ảnh”, giữa chốn đông người hai ông ý lại chứng nào tật ấy, lao vào tranh giành bố. Xấu hổ cực luôn. Hehe…