giáo lý của nhà thờ, giáo đường, hay thánh đường – thậm chí khi người ta không thể chứng minh được sự tồn tại của Chúa. Bạn cũng thể hiện lòng tin của mình khi bạn tin tưởng người khác sẽ thực hiện đúng cam kết của mình trong một thương vụ, và bạn chứng tỏ niềm tin vào bản thân mình mỗi khi bạn nỗ lực làm những điều trước đây bạn chưa từng làm.
24. LÒNG TIN CHỈ TĂNG LÊN CHỨ KHÔNG BAOGIỜ GIẢM ĐI KHI BẠN SỬ DỤNG NÓ. GIỜ GIẢM ĐI KHI BẠN SỬ DỤNG NÓ.
Giống như cơ thể và tâm trí, niềm tin sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn rèn luyện nó. Khi lần đầu tiên “bước đi cùng niềm tin”, việc bạn cảm thấy lo sợ là điều dễ hiểu. Không dễ dàng gì chấp nhận một ý tưởng hay sự thật trừu tượng hoặc cố gắng làm gì đó khi bạn không biết chắc kết quả sẽ ra sao. Tuy nhiên, khi áp dụng niềm tin, bạn sẽ nhận ra rằng nếu mục đích của bạn rõ ràng và bạn có niềm tin vào Chúa, vào người khác và chính bản thân mình, bạn sẽ đạt được những gì mình mong muốn.
Bạn sẽ trải qua những giây phút bất an khi không chắc chắn về bản thân mình và không biết nên hành động như thế nào. Khi đó, hãy tin tưởng bản năng của bạn. Không quan trọng rằng nó xuất phát từ Đấng Toàn tri hay từ những kiến thức và trải nghiệm bạn tổng hợp được, điều quan trọng bạn cần nhớ là bạn có thể sử dụng sức mạnh đó.
25. PHÉP LẠ VĨ ĐẠI NHẤT LÀ SỨC MẠNH CỦANIỀM TIN. NIỀM TIN.
Vì niềm tin là một nguyên tố cơ bản của Cơ Đốc giáo nên kinh Tân ước nhắc rất nhiều đến sức mạnh của niềm tin. Trong sách Ma hew , chúa Jesus đã nói với những người hoài nghi rằng nếu họ có “đức tin trông bằng hột cải”, họ sẽ có sức mạnh để dời núi và không gì là không thể nếu họ có đức tin. Trong sách Mark , Người nói với các tông đồ rằng “Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả”. Theo lời dạy của Kinh Thánh , niềm tin là “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy”. Tóm lại, niềm tin là sự thể hiện chủ động của sự sẵn lòng tin tưởng mà chúng ta không thể chứng minh. Nó thật sự là một phép lạ.