Hãy quan sát với một cảm xúc nguyên sơ, trong sáng

Một phần của tài liệu 7 loại hình thông minh (seven kinds of smart) (Trang 31)

Các dạng kỹ năng quan sát được miêu tả ở trên có thể đưa đến một dạng khác của nhận thức

trực quan, đó là khiếu thẩm mỹ tinh tế. Đây là loại trí thông minh về không gian của những người làm nghề trang trí nội thất, nhà thiết kế vườn hoa công viên, nhà mỹ thuật, phi hành gia

hoặc nhà phê bình nghệ thuật. Những khả năng nghề nghiệp như vậy đòi hỏi phải có sự cảm

nhận tinh tế về các yếu tố chính trong việc thưởng thức nghệ thuật, như là các đường nét, sự sắp đặt, khối lượng vật thể, không gian, sự cân bằng, độ tương phản sáng và tối, mức độ cân đối, vật

làm mẫu và màu sắc sự vật. Những nghệ sĩ nổi tiếng dường như phát triển tài năng thiên về các

yếu tố này. Chẳng hạn trong một buổi phỏng vấn, danh hoạ Picasso đã biểu lộ sự nhạy cảm mãnh

liệt đối với màu sắc khi ông thuật lại: "Tôi đi dạo trong khu rừng của lâu đài Fontainebleau. Ở đó, tôi bắt gặp màu xanh của cây cỏ. Tôi đã tìm cách truyền tải được cảm giác này vào trong

tranh". Tương tự như vậy, hoạ sĩ người Nga Wassily Kandinsky đã nhớ lại và viết về lần đầu tiên

ông sử dụng chất liệu nghệ thuật để vẽ như sau:

Lúc tôi lên 13 hay 14 tuổi gì đó, tôi đã mua một tuýp thuốc vẽ tranh sơn dầu bằng tiền tôi dành dụm được nhờ bỏ ống từng đồng silinh. Tới tận bây giờ tôi vẫn nhớ rõ những màu sắc lúc được bóp ra khỏi

tuýp thuốc. Khi tôi nắm trong tay tuýp thuốc, dường như tôi cảm thấy trong đó là cả niềm hân hoan, vui

mừng lẫn sự trang nghiêm và kỳ ảo, và ngay cả những lần sau đó. Dường như có cả sự vui mừng, sự

phóng khoáng, có âm thanh của mất mát, có sức mạnh của sự chịu đựng, nhẫn nhục, sự ngoan cố bẩm

sinh, sự mỏng manh dễ vỡ trong cách thức chất liệu vẽ trào ra khỏi tuýp thuốc. Những điều kỳ lạ, đáng

yêu này chính là do màu sắc tạo nên.

Với những cảm xúc như thế, người nghệ sĩ đã để lại cho chúng ta các tác phẩm mang dấu ấn

cả cuộc đời mình. Người nghệ sĩ đánh thức khả năng tri giác trong bản thân mỗi người để có thể

thực sự biết cách chiêm ngưỡng các kiệt tác. Kenneth Clark, nhà viết lịch sử mỹ thuật Anh, đã

thuật lại cảm giác lần đầu tiên bắt gặp một kiệt tác như vậy khi tham quan triển lãm nghệ thuật

Nhật Bản ở London:

Cuối phòng trưng bày là một dãy bậc thang nhỏ. Chúng tôi mệt mỏi bước lên bậc thang và vào một

phòng trưng bày khác. Ngay lập tức tôi đã bị xúc động mạnh. Phía bên kia là những bức tranh vẽ các loài

hoa đẹp mê hồn đến nỗi tôi đã vấp mạnh vào bậc thang. Tôi thấy mình như lạc vào một thế giới khác. Và

tôi đã phát hiện thấy chính cách sắp x ếp các màu sắc đã tạo ra một sự thể hiện mới, chắc chắn là mới

hoàn toàn.

Cảm giác khi nhìn thấy các bức tranh đẹp mê hồn đã đọng lại sâu đậm trong tâm chí Clark.

Ông kể lại rằng 55 năm sau, khi ông được thăm một thánh đường gần Kyoto - Nhật Bản, ông đã nhận ra ngay những bức tranh mà hồi bé ông từng bắt gặp trong triển lãm tại London năm 1910.

Hình ảnh đã đọng lại và chỉ những người có khiếu thẩm mỹ tinh tế mới nhận ra được. Bài tập

tiếp theo sau đây giúp bạn trau dồi khả năng nhận xét bằng con mắt nghệ của một người nghệ sĩ

hay nhà phê bình nghệ thuật.

Một phần của tài liệu 7 loại hình thông minh (seven kinds of smart) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)