ĐỐI PHÓ VỚI SỰ CHỈ TRÍCH

Một phần của tài liệu Giải đáp thắc mắc của người trẻ trong thế kỷ 21 với đức phật trong ba lô (Trang 79 - 81)

mình – nhất là khi cháu thấy mình bị chỉ trích hay hạ thấp.

Nhạy cảm là một nét tính cách. Nó chẳng tốt mà cũng không xấu. Nhưng nếu bạn có nét đặc trưng đó, bạn hãy biến nó thành một điểm tích cực.

Ví dụ, nếu một người bạn phê phán bạn, bạn có thể chuyển hóa việc đó thành tích cực bằng cách nghĩ một cách sâu sắc về những nhận xét đó để sửa chữa khiếm khuyết. Tuy nhiên, cho dù điều gì được nói ra, chắc chắn cũng không phải là điều bạn cần phải lo lắng. Nếu cảm thấy bị xúc phạm, hãy dành một phút để chúc mừng bản thân vì đã có khả năng khiêm tốn và tự nhìn lại mình. Những người thờ ơ thường thiếu đi cách nhìn nhận giúp cải thiện bản thân.

Thầy Josei Toda dạy tôi về điều đó, chỉ cho tôi thấy rằng cách tốt nhất để không đánh mất sự tự tin hay rơi vào sự thất vọng không cần thiết khi bị chỉ trích là học để trở thành một người biết lắng nghe. Thay vì phòng thủ hay lập tức nghĩ là mình vô vọng rồi, bạn hãy chọn cách cho phép mình bị kích thích về hướng trưởng thành hơn. Chủ động lắng nghe những điều người khác đang nói để tìm ra điều vàng ngọc có ích cho bạn.

Với những điều vừa được nói ra, dù thu được giá trị gì sau khi sàng lọc đi sự chỉ trích, điều quan trọng là bạn phải kiên quyết không ủ ê suy ngẫm về nó hay rút lui vào trong lớp vỏ của mình.

NHÚT NHÁT

Cháu quá nhát nên không dám nói chuyện với người khác, cháu không thích ép mình.

Nếu bạn không phải là người hay nói, bạn hãy trở thành người biết lắng nghe thì sao nhỉ? Bạn có thể nói với những bạn khác: “Hãy nói với tớ về cậu đi. Tớ muốn nghe mọi thứ về cậu.” Nếu bạn cứ cố gắng biến mình thành người khác khi nói chuyện với bạn bè, thì cuộc nói chuyện sẽ chẳng khác gì tra tấn. Bạn chỉ thoải mái khi là chính bạn. Hãy để mọi người được biết con người thật của bạn, kể cả các khiếm khuyết.

Có những người chỉ luyên thuyên, lung tung mà chẳng nói được gì. Một người ít lời hẳn sẽ nói ra những điều sâu sắc và chắc chắn hơn nhiều những người nói chỉ để được nghe giọng của mình. Những

người hành động nhanh nhẹn và hiệu quả thì đáng tin hơn rất nhiều so với những ai chỉ toàn nói.

Điều quan trọng hơn hẳn việc bạn là người trầm lặng hay nói nhiều là tâm hồn bạn có phong phú hay không. Một nụ cười đẹp hay một cử chỉ nhỏ, vô thức của một người có trái tim nồng hậu, thậm chí khi họ im lặng, sẽ nói hùng hồn hơn bất cứ ngôn từ nào. Và thường những người như vậy sẽ nói một cách đầy uy lực và tự tin vào những lúc quan trọng. Trong Đạo Phật, chúng tôi nói tiếng nói có tác dụng khai sáng. Về cơ bản, điều này đề cập đến việc niệm Nam mô Diệu pháp Liên hoa. Chúng tôi niệm để tự thấy mình hạnh phúc. Nhưng chúng tôi cũng niệm vì hạnh phúc của người khác. Điều đó giúp

chúng tôi đến với họ xuất phát từ sự cảm thông. Từ đó, khá tự nhiên, chúng tôi phát triển khả năng nói tự do, tự tin những điều mình

muốn nói.

Một phần của tài liệu Giải đáp thắc mắc của người trẻ trong thế kỷ 21 với đức phật trong ba lô (Trang 79 - 81)