Suy nghĩ của người mới trưởng thành

Một phần của tài liệu Trò chuyện với con về tiền bạc (Trang 130 - 133)

thành

ạn có cảm thấy thật sự vui sướng lúc hoàn thành sứ mệnh nặng nề

của người làm cha mẹ khi con cái bước sang tuổi 18 không? Liệu bạn có thể thư giãn và sung sướng vì có con ở bên mà không phải lo lắng cho chúng nữa? Khi bạn dừng cười – hoặc dừng khóc – chúng tôi muốn nhìn nhận một số vấn đề phát triển đang diễn ra trong đời sống của con trẻ khi chúng không còn là trẻ con nữa.

Katie là một ví dụ điển hình. Ở tuổi 21, cô đang là sinh viên năm cuối, làm việc tại một trường đại học nhỏ, cách thị trấn nơi cô ở chừng hai giờ đồng hồ. Cô là một sinh viên giỏi, luôn học hành chăm chỉ để có được điểm số tốt, và tương lai sẽ tốt nghiệp với tấm bằng y tá. Cô cũng sẽ

tốt nghiệp cùng với món nợ lớn.

Vấn đề không chỉ là những khoản vay sinh viên đang dần xuất hiện. Katie có tấm thẻ tín dụng đầu tiên khi còn là sinh viên năm thứ nhất, và cô đã sử dụng nó! Cô có khoản nợ khoảng 6.000 đô la trong thẻ, đủ để

bố mẹ cô dọa tịch thu thẻ khi cô về nhà và giấu nó đi chừng nào cô trả

được ít nhất một nửa hóa đơn.

Một mặt, Katie sẽ có tấm bằng y tá và khả năng cao cô sẽ sớm kiếm được một công việc tốt sau khi tốt nghiệp. Nhưng ngay cả một công việc tốt cũng không đủ để giúp cô trả tiền thuê một căn hộ trên thành phố, trả nợ thẻ tín dụng và các khoản vay của mình, chưa kể những đồ tạp phẩm, biên lai điện thoại, thanh toán tiền xe, và toàn bộ những chi phí khác cho một cuộc sống mới ở một nơi ở mới.

Katie không quá lo lắng về những vấn đề này. Cô luôn sống tự lập và có trách nhiệm. Cô cho rằng sau khi tốt nghiệp mình sẽổn. Ngoài ra, cô tính là mình có thể sống cùng bố mẹ một vài tháng trong lúc ổn định công việc mới, cho dù cô phải đi lại hết 45 phút đến bệnh viện nơi cô

đang tập sự và hy vọng sẽ tìm được việc.

Tất nhiên, bố mẹ của Katie có những kỳ vọng khác về cuộc sống của Katie sau khi cô tốt nghiệp đại học. Katie là con út trong gia đình. Bố

mẹ đã phải chi trả cho những năm học đại học của cô và họ cũng sẵn sàng bán nhà để chuyển sang một nơi ở mới nhỏ hơn trong thị trấn, được bảo trì miễn phí. Cuối cùng họ cũng bước đến giai đoạn mình đã chuẩn bị. Họ sẵn sàng nghỉ hưu, đi du lịch và vui vẻ với khoản tiền học phí cuối cùng.

Trong kỳ nghỉ mùa thu của Katie, bố mẹ đã đề cập đến tương lai của cô và kế hoạch chuyển nhà của họ trong năm tới. Mọi việc không được như ý. Katie không hiểu tại sao mình không thể sử dụng phòng ngủ thứ

hai trong căn nhà mới ở thị trấn. Nhưng cha mẹ Katie thì biết lý do tại sao – con trai đầu của họ đã sống ở nhà một năm sau khi tốt nghiệp đại học, và phải thừa nhận rằng đó là một trải nghiệm không mấy dễ chịu. Họ không muốn lặp lại những cuộc cãi vã tương tự với Katie.

Katie và bố mẹ cô đang bị mắc kẹt. Katie đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống tự lập, nhưng cô không vội vàng tự chịu trách nhiệm hoàn toàn với chính bản thân mình. Cha mẹ cô ở trong tình trạng vừa mong muốn giúp Katie tự đứng vững trên đôi chân của mình, lại vừa có cảm giác như càng được giúp đỡ, cô bé càng lâu trưởng thành hơn. Họ có nên đẩy cô nhanh chóng rời xa vòng tay của cha mẹ và để cô sớm tự lập hay sẽ tiếp tục chăm sóc cho cô thêm một thời gian ngắn nữa?

Các đặc tính dùng tiền của Katie cũng làm tăng thêm sự căng thẳng này. Katie là một người tiêu xài/người tìm kiếm sự an toàn. Cha mẹ biết cô là người rất có trách nhiệm. Cô có kế hoạch kiếm tiền, trả các khoản nợ, khoản vay, và cha mẹ biết cô sẽ làm theo kế hoạch đó. Nhưng họ

cũng thừa nhận cô là người thích mua sắm và việc muốn sở hữu một căn hộ có khả năng kéo theo nhiều nợ nần và các khoản chi.

Khi trẻ bước sang tuổi 18, về mặt pháp lý, đó là thời điểm trẻ bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành. Nhưng cha mẹ của người trưởng thành đều hiểu rằng những đứa trẻ này còn lâu mới sống và suy nghĩ được như

người trưởng thành, hay là những thanh niên có trách nhiệm. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng ngày càng nhiều thanh niên vẫn ở cùng cha mẹ hoặc chuyển về nhà sau khi tốt nghiệp đại học. Một nghiên cứu về Pew Foundation 2011 đã chỉ ra rằng 53% người trẻ trong độ tuổi từ

18 đến 24 sống cùng cha mẹ. Trong số những người thuộc độ tuổi từ 25 đến 29 tỉ lệ này lại giảm xuống một chút, còn 41%. Có nghĩa là số còn lại sẽ cực kỳ tốt nếu bạn có con trong độ tuổi này, chiếc tổ rộng rãi kia có lẽ

Có nhiều lý do khiến những người mới trưởng thành trở về nhà – một gánh nặng rất lớn của các khoản nợ sinh viên và thách thức tìm việc ngay khi rời trường đại học. Trong các chương tiếp theo, chúng tôi sẽ

đưa ra ý tưởng về vấn đề này và các tình huống khác nữa. Nhưng thậm chí ngoài các chi tiết tài chính về chuyến bay, còn có một số vấn đề về

phát triển đang đùa giỡn với lứa tuổi này. Nhận thức được các vấn đề đó có thể giúp cha mẹ trải qua các cuộc trò chuyện về tiền bạc với trẻ, một phần quan trọng giúp trẻ mới trưởng thành ổn định được trong “thế giới thực”.

Là cha mẹ, chúng ta phải liên tục nhắc nhở chính mình rằng “thế

giới thực” mà con cái bạn đang bước vào rất khác so với thế giới của chúng ta. Không phải chỉ vì thế hệ này đang phải đối mặt với một nền kinh tế khó khăn, nhưng chúng sống thoáng hơn chúng ta, ít khả năng kết hôn và bước vào cuộc sống gia đình ở lứa tuổi đôi mươi, ngoài ra chắc chắn chúng sẽ nhảy việc thường xuyên hơn chúng ta. Vì vậy, trong suy nghĩ của trẻ, tương lai không phải điểm đến vững chắc và ổn định. Chúng không chỉ có một tương lai, mà có cả tá.

Điều đó nghe có vẻ khá thú vị, nhưng nó cũng đang nhấn chìm rất nhiều người mới trưởng thành. Khác với chúng ta, trẻ không rời trường đại học với những tấm bằng để rồi chuyển sang các công việc cụ thể. Một số chuyên gia cho biết, hiện nay một sinh viên vào đại học cho đến khi ra trường vẫn chưa xác định được công việc cho bản thân. Bọn trẻ không nhất thiết phải sống gần nơi làm việc. Thời gian làm việc của chúng không phải từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều hoặc chỉ làm những ngày trong tuần. Trẻ sẽ có những lựa chọn cân bằng giữa gia đình và công việc mà chúng ta có mơ cũng không thấy. Điều đó nghĩa là con cái phải đưa ra những quyết định mà chính chúng ta còn chưa từng nghĩ đến.

Mặc dù có bằng chứng là những người trẻ tuổi lũ lượt trở về nhà, nhưng sẽ là vô cùng sai lầm nếu cho rằng họ không có động lực và thiếu trách nhiệm. Đọc bất kỳ bài báo nào về những công việc kinh doanh làm thay đổi thế giới hoặc những con người làm thay đổi và chuyển dịch cả nền văn hóa, bạn sẽ khám phá ra rằng rất nhiều người tạo nên ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới hiện nay đều dưới tuổi 30. Người mới trưởng thành có thể không được chín chắn như ông bà của họ khi ở lứa tuổi đó, nhưng chúng vẫn có nhiều ý tưởng lớn lao, niềm đam mê và tràn đầy năng lượng làm cho thế giới tốt hơn.

Khi trò chuyện với người mới trưởng thành, bạn có thể thấy họ lưỡng lự trong việc tìm kiếm một công việc “bình thường” vì họ đang hướng đến một điều gì đó khác biệt, một điều gì đó lớn hơn là chỉ làm việc để

có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đó là sự mơ mộng và sẵn sàng tiếp cận những điều chưa được biết trước để biến người mới trưởng thành trở thành người muốn khuấy động mọi thứ để chúng trở nên tốt hơn. Đây là thời điểm để con bạn chuyển đến một nơi nào đó mới lạ đi du lịch cả năm, lần đầu thử bán tranh nghệ thuật của mình, tham gia một ban nhạc, bắt đầu công việc kinh doanh hoặc bất cứ việc gì truyền cảm hứng ngay lúc này. Có thể bạn cảm thấy khó khăn khi phải lùi lại và và để con của bạn thử sức với những điều không bình thường, nhưng đó chính là những gì bạn cần làm.

Katie và cha mẹ cô bé có đủ điều kiện cần thiết để vượt qua những thách thức mà họ đang gặp phải. Họ có mối quan hệ tốt, họ biết những kỳ vọng của đối phương, và có những kế hoạch khá cụ thể cho tương lai gần. Điều đó có nghĩa là họ hiểu đặc tính dùng tiền của nhau và biết được khi nào xung đột có khả năng xảy ra khi nói về những quyết định tiền bạc. Họ được trang bị tốt để tìm được cách giúp Katie bước vào giai đoạn trưởng thành. Đó không phải việc dễ dàng, và giải pháp thì không thể tìm ra trong một ngày hay thậm chí cả tháng. Nhưng việc giữ hòa khí và cùng nhau làm việc sẽ là chìa khóa để Katie và cha mẹ tiếp tục trao đổi, không quan trọng họ đi đến cách thức tổ chức cuộc sống như

thế nào.

Trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ các ý tưởng về việc hướng dẫn cho người mới trưởng thành về một số quyết định quan trọng về tiền bạc trong giai đoạn này của cuộc đời. Khi thực hiện, hãy lưu tâm đến những chủ đề này cùng với những mục tiêu tài chính cho mỗi đặc tính dùng tiền.

Một phần của tài liệu Trò chuyện với con về tiền bạc (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)