Mục tiêu cho lứa tuổi từ 18 trở lên

Một phần của tài liệu Trò chuyện với con về tiền bạc (Trang 180 - 185)

iống như phần lớn các vấn đề khác trong giai đoạn khởi đầu này của con cái, hiện tại chính là thời điểm bạn chuyển giao mục tiêu đặt ra cho con cái. Vì thế, thay vì giúp con đặt ra các mục tiêu định hướng hành động, chúng tôi sẽ tập trung vào các cuộc trò chuyện có thể giúp mở rộng các đặc tính dùng tiền của con cái và tăng cường mối quan hệ tiền bạc của bạn.

Đây cũng là thời điểm để bạn kể cho con cái nghe những câu chuyện về các quyết định tiền bạc bạn đã đưa ra trong chính cuộc sống của mình. Hãy nói với con về những lựa chọn tài chính đúng đắn mà bạn từng đưa ra, đồng thời cả những sai lầm khiến bạn phải hối tiếc. Vấn đề

không phải là để con cái sao y những điều đúng đắn bạn đã làm và tránh những sai lầm bạn từng mắc phải. Bằng những cuộc trò chuyện cởi mở về các quyết định tiền bạc sẽ giúp cho mối quan hệ tiền bạc của bạn thậm chí vững chắc hơn, để con bạn có thể hiểu được nhiều điều khi gặp vấn đề về tiền bạc, mỗi người đều có điểm mạnh và những trở ngại riêng.

Mục tiêu cho người tiết kiệm

Bạn hãy bắt đầu bằng việc khích lệ các đặc tính dùng tiền của đứa con mới trưởng thành của bạn. Bạn có thể đưa ra dẫn chứng về những lần bạn chứng kiến đứa con là người tiết kiệm đưa ra những lựa chọn cứng nhắc để có được một thỏa thuận tốt hoặc tiết kiệm tiền.

Sau đó bạn hãy để trẻ nói về việc chi tiêu. Hãy hỏi chúng một số điều như sau: Nếu sau khi đã thanh toán hết các hóa đơn và con vẫn còn 100 đô la để con mua thứ mình thích, con sẽ mua thứ

gì? Nếu con phải cho 100 đô la đó đi, con sẽ cho ai?

Hãy nói về khả năng gánh chịu rủi ro: Trong cuộc sống con biết ai là người ưa mạo hiểm? Con thấy người đó đã làm được những gì mà con khâm phục? Con đã gặp những rủi ro nào mà con cảm thấy tự hào?

hệ của con ra sao? Đã bao giờ con thấy tiền bạc làm tổn thương các mối quan hệ chưa?

Những cuộc trò chuyện này có thể làm lóe lên các ý tưởng trong trẻ

về sự hào phóng, mạo hiểm, và hướng nhiều hơn đến các mối quan hệ.

Mục tiêu cho người tiêu xài

Hãy khen ngợi tính hào phóng của trẻ. Hãy nói chuyện về những lần bạn thấy chúng cho đi những thứ của mình để giúp đỡ người khác.

Sau đó nói chuyện về việc tiết kiệm: Có lần nào con muốn cho bạn một thứ gì đó nhưng con không thể làm được chỉ vì không có tiền không? Việc tiết kiệm tiền để dùng vào những lúc như thế có ý nghĩa gì với con? Con muốn thay đổi điều gì trong những thói quen tiêu xài của mình?

Hãy nói chuyện về rủi ro và sự an toàn cho tương lai: Con nghĩ căn hộ hoặc ngôi nhà đầu tiên của con sẽ như thế nào? Trong 5 năm tới con nghĩ mình sẽ có những cuộc phiêu lưu nào? Nếu con có thể chắc chắn về

một phương diện nào đó trong tương lai của mình, đó là vấn đề gì? Những cuộc trò chuyện này có thể giúp trẻ suy nghĩ về các phương án lập kế hoạch cho tương lai, cân đối giữa việc chi tiêu và tiết kiệm để

có thể biến những kế hoạch đó thành hiện thực.

Mục tiêu cho người ưa mạo hiểm

Bạn hãy khích lệ tinh thần phiêu lưu của trẻưa mạo hiểm. Đưa ra một vài dẫn chứng về những lần bạn khâm phục khả năng chịu đựng rủi ro của chúng.

Sau đó bạn hãy nói chuyện về việc tiết kiệm: Có những cuộc phiêu lưu nào con không thể thực hiện được vì vấn đề tài chính? Nếu có ai đó cho con 5.000 đô la, con sẽ bắt đầu kinh doanh như thế nào? Con nghĩ để tiết kiệm được 5.000 đô la sẽ mất bao lâu?

Nói chuyện về việc lập kế hoạch cho tương lai: Con muốn nghĩ đến cuộc phiêu lưu tiếp theo của mình. Vậy con có kế hoạch gì khác cho mấy năm tới chưa? Con thấy thế nào nếu biết mình có tiền để dành cho

những trải nghiệm trong tương lai? Con phải hy sinh những gì bây giờ? Có đáng phải hy sinh những thứ đó không?

Những cuộc trò chuyện như thế này có thể giúp trẻ bắt đầu suy nghĩ về những cách cân đối chi tiêu và tiết kiệm để trang trải cho những cuộc phiêu lưu của mình.

Mục tiêu cho người tìm kiếm sự an toàn

Bạn hãy khen ngợi trẻ về những kỹ năng lập kế hoạch của chúng. Hãy cho trẻ biết về những lần bạn để ý thấy các kế hoạch chúng đặt ra và thực hiện theo các kế hoạch đó.

Sau đó nói chuyện về việc chi tiêu: Con đã tiêu tiền vào việc gì để đem lại niềm vui cho con? Có khi nào con cảm thấy sợ hãi việc tiêu tiền? Hãy nghĩ về

một người nào đó mà con biết có tương lai không an toàn. Con có thể

dùng nguồn lực của mình để giúp người đó như thế nào?

Nói chuyện về việc hứng chịu rủi ro: Năm ngoái con đã làm được việc gì thú vị nhất? Một việc thú vị mà con muốn làm trong năm tới là gì? Kể cho bố mẹ nghe rủi ro mà con đã gặp gần đây nhất?

Trò chuyện về các mối quan hệ: Một ngày nào đó con sẽ phải chăm sóc gia đình của mình, con sẽ làm những gì? Điều gì khiến con cảm thấy an tâm trong một mối quan hệ?

Những câu hỏi này có thể làm cho trẻ bớt lo lắng về tương lai và nghĩ cách để có được niềm vui ngay lúc này.

Mục tiêu cho người viển vông

Bạn hãy khen ngợi trẻ về việc chú trọng vào các mối quan hệ của chúng. Hãy nói cho trẻ biết có lần bạn đã ấn tượng với cách chúng chăm sóc người khác.

Sau đó nói chuyện về việc chi tiêu và tiết kiệm: Nếu con có khả năng thực hiện một chuyến du lịch đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, con sẽ đi đâu? Con sẽ đưa ai đi cùng? Con sẽ mất gì khi thực hiện một việc như thế?

năm? 5 năm? Mười năm? Khi nghĩ về tương lai con cảm thấy thích thú hay lo lắng? Làm sao con chắc chắn được cả hai điều đó?

Các cuộc trò chuyện như vậy có thể giúp trẻ bắt đầu suy nghĩ về

những cách thức mà những quyết định tiền bạc đúng đắn có thể tăng cường các mối quan hệ của chúng.

ới nhiều bậc cha mẹ, việc giúp đỡ con cái hình thành những thói quen về tiền bạc lành mạnh và vững vàng đòi hỏi sự kiên nhẫn, thời gian, và lặp đi lặp lại nhiều lần. Chúng tôi chờ đợi bạn sẽ trở

lại với những cuộc trò chuyện trong cuốn sách này ít nhất một lần cùng với quá trình phát triển và thay đổi của con cái. Nhưng chúng tôi tin rằng khi bạn làm như vậy, bạn sẽ thấy con cái học được cách nói chuyện về tiền bạc và xử lý vấn đề tiền bạc theo cách tận dụng tối đa những đặc tính dùng tiền của trẻ.

Chúng tôi hiểu rằng khi bạn càng hiểu các đặc tính dùng tiền của trẻ

trên thực tiễn, bạn càng để ý được các đặc tính dùng tiền thể hiện trong những cuộc trò chuyện này và các quyết định tiền bạc bạn đưa ra trong gia đình. Và chúng tôi hy vọng bạn sẽ nhìn nhận vấn đề đó là điểm khởi đầu cho sự chuyển giao tiền bạc của cả gia đình. Khi hiểu hơn về đặc tính dùng tiền của mình và của con cái, chúng ta tự thấy mình cần phải nghiêm túc suy nghĩ lại cách đưa ra các quyết định tiền bạc theo một nhóm nhỏ và theo cả gia đình. Điều đó giống như chúng ta đã làm hé mở một mã số bí ẩn và kết quả là tìm ra một kho báu đáng ngạc nhiên.

Kho báu đó chính là cuộc sống gia đình hài hòa, đúng mực. Tất

nhiên, chúng ta sẽ không tránh khỏi những cuộc tranh luận như mọi gia đình khác trên trái đất. Và chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề tiền bạc cần giải quyết. Nhưng đây là thực tế: Chúng ta không có những cuộc tranh luận lớn, đầy kịch tính và kéo dài quanh vấn đề tiền bạc – không phải giữa hai người và không phải giữa cha mẹ. Khi chúng ta không đồng ý về quyết định tiền bạc, chúng ta không giải quyết nó vì biết đó là một trở ngại mà ta có thể làm tan biến bằng một cuộc trò chuyện bình tĩnh và tôn trọng các đặc tính dùng tiền của người kia. Do mỗi lĩnh vực của cuộc sống đều liên quan đến yếu tố tiền bạc nên việc có những cách trò chuyện và các kỹ năng để đưa phần đó tách rời trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nghĩa là làm giảm bớt sự căng thẳng trong gia đình, bớt tranh luận về những thứ vặt vãnh.

Chúng tôi có một câu nói mà chắc chắn bạn đã thấy xuyên suốt cả

cuốn sách: Hãy tạo ra sự thay đổi! Đây là câu thần chú trong suốt ba năm qua chúng tôi khích lệ các cặp đôi – và bây giờ là cha mẹ – thay đổi cách họ suy nghĩ và nói chuyện về tiền bạc. Chúng tôi có lý do khi

lựa chọn những từ này. Những thói quen tốt về tiền bạc không phải tự

nhiên mà có. Trẻ em không biết cách tiết kiệm hoặc chi tiêu một cách khôn ngoan. Nhiều trẻ trưởng thành cũng không biết làm thế nào với những vấn đề đó! Nhưng khi chúng ta có chủ ý học những phương pháp giao tiếp mới, khi chúng ta dành thời gian và sự nỗ lực để khám phá và tôn trọng các đặc tính dùng tiền của chúng ta và của những người mà chúng ta thương yêu, chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi thực sự.

Chúng tôi đã chứng kiến nhiều cặp vợ chồng quay lại từ bờ vực của sự tan vỡ vì họ đã tạo ra sự thay đổi. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều gia đình đang chia rẽ về vấn đề tiền bạc đã ngồi lại với nhau và trở lại như

cũ vì họ đã tạo ra sự thay đổi. Và chúng tôi đã chứng kiến có những bậc cha mẹ đã chấm dứt được tình trạng xin xỏ và nhiều cuộc tranh luận khác xuất hiện khi trẻ thiếu các kỹ năng về tiền bạc vì họ đã tạo ra sự

thay đổi. Dù con bạn mới 5 tuổi hay 25 tuổi, bạn cũng có thể tạo ra sự

thay đổi.

Vì vậy, khi chúng tôi khích lệ bạn thực hiện những cuộc trò chuyện này với con cái, không chỉ bởi vì chúng tôi muốn giúp bạn hình thành các thói quen tốt ở trẻ về tiền bạc. Đó là vì chúng tôi tin rằng khi các gia đình biết cách trò chuyện về tiền, khi họ hiểu các đặc tính dùng tiền thể

hiện trong các mối quan hệ, họ sẽ thực sự vui hơn. Bây giờ đến lượt bạn. Hãy tạo ra sự thay đổi!

Một phần của tài liệu Trò chuyện với con về tiền bạc (Trang 180 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)