Khác với khi tính quy mô, cơ cấu GDP người ta sử dụng giá thực tế, thì khi tính tốc độ tăng trưởng, người ta lại phải dùng giá so sánh (Việt Nam là giá năm 1994). Vì nhiều sản phNm, dịch vụ không có giá tương ứng trong bảng giá so sánh năm 1994, hoặc đôi khi có thể do bệnh thành tích, người ta đã tạo ra giá so sánh năm 1994 “mới” gần ngang bằng giá thực tế (mà lẽ ra phải giảm đi vài lần do yếu tố lạm phát cao nhiều năm).
Hệ quả là theo giá so sánh “mới” này, người ta cũng đã tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng cao một cách giả tạo. Khi Tổng cục Thống kê công bố cả nước tăng trưởng 5-7%, thậm chí 8-9%, thì hầu hết các tỉnh thành đều đã “công bố” đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%/năm. Cứ đà này thì khi tổng hợp các tỉnh lên vùng và cả nước, chúng ta sẽ có các con số chênh lệch nhau đến vài chục phần trăm! Mặc dù các con số chưa chuNn, không đúng, nhưng nó không chỉ hợp “khNu vị” với những ai thích thành tích cao, mà còn làm căn cứ để làm chính sách. Khi lập kế hoạch phấn đấu hàng năm và quy hoạch phát
triển dài hạn 10 năm hay dài hơn, người ta đã hoạch định mục tiêu cho địa phương mình các tốc độ tăng trưởng GRDP quá cao, chẳng hạn cần đạt tốc độ 10-15-20%/năm trong liên tục nhiều năm, để nhắm vượt địa phương bạn, để hơn trung bình vùng, hơn trung bình cả nước và hơn thế để “về trước” so với mục tiêu chung của cả nước về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.