Tầm của Tony (bài 18+) Đọc báo thấy mọi người hay nói tâm và tầm Tâm thì hẻm biết là cái chi nên tạm thờ

Một phần của tài liệu Những câu chuyện trên đường băng (Trang 91 - 93)

Đọc báo thấy mọi người hay nói tâm và tầm. Tâm thì hẻm biết là cái chi nên tạm thời

Tony bàn về tầm. Tầm là gì thì cũng hẻm biết. Search trên google chữ " tầm" sẽ thấy nửa trang nói về tầm nhìn và nửa trang nói về cá tầm nhập lậu. Về tầm nhìn, hiếm ai tầm nhìn xa trên 10km, mà toàn là 2km trong sương mù, nên cái gì cũng mờ mờ ảo ảo. Với quan niệm tới đâu hay tới đó, nước tới chân thì nhảy, không nhảy kịp thì ướt quần nên tầm nhìn được đào tạo chỉ có vậy. Nhiều sinh viên chỉ biết ngày mai thi môn gì vào.... tối hôm trước, do lúc đó mới lấy bài ra hạc. Thi xong hôm sau đánh chết cũng không nhớ hôm trước thi môn gì, giáo viên dạy mình là ai. Rồi cũng thành cử nhân thạc sĩ tiến sĩ, đứng vào đội ngũ trí thức. Nhưng như mình nè, trí thức gì không đọc nổi một quyển sách, thấy chữ nhiều là nhức đầu, ceng thẻng. Vì thiếu tầm nên mới có chuyện, bạn Tony làm kỹ sư xây dựng cầu đường liên xã, nó không tính trước được. Cứ một con đường khánh thành xong, sau đó nó mới nhớ là quên lắp cống thoát nước. Bèn lật lên để làm. Xong trải nhựa lại, vài tháng sau nó lại nhớ ối trời, quên đi ngầm cáp viễn thông rồi tụi mày ơi. Tưởng được yên thân, vài tháng sau thì lại quên đi ngầm dây điện và lại lật lên để ngầm hóa mạng

nhện....và cứ thế cứ thế....con đường nào cũng có thể để đạo diễn Châu Thổ quay "Những nẻo đường phù sa".

Giống các bác nông dân bữa giá tiêu lên trồng tiêu, bữa giá điều lên trồng điều, hết chặt tiêu lại trồng điều và ngược lại, chúng ta hầu hết không có khái niệm định hướng nghề nghiệp. Thấy nghề nào hot là đăng ký hạc, năm nay đổ xô kinh tế, năm sau đổ xô hạc bưu chính viễn thông, năm sau đổ xô hạc tiếng Nga, tiếng Pháp, rồi du khách Nhật qua đông thì đổ xô hạc tiếng Nhật. Đổ xô là động từ phổ biến. Nên kết quả đầy xô, xài hoài hẻm hết. Nên đào tạo nghề này chứ ra mần nghề khác. Hạc ven chương ra làm xuất khẩu, tốt nghiệp cơ khí làm ca sĩ, hạc múa thì ra làm giám đốc, hạc sư phạm ra bán bảo hiểm, hạc bác sĩ ra bán thuốc tây, hạc Harvard giờ về bán phân.

Bạn Tony là thợ giảng 1 trường kinh tế cho biết, một cái slide giảng hoài bao nhiêu năm, vì sáng dạy, chiều dạy, tối dạy...thời gian để ăn còn không có, nên giờ vẫn cứ ra rả dân số nước ta là 80 triệu người, tỷ giá trong môn tài chính vẫn là 1 đô ăn 15000 đồng, hay có giảng viên môn điện tử vẫn thao thao định nghĩa " điện thoại là một thiết bị thu nhận tin hiệu âm thanh, dùng để nghe nói" trong khi sinh viên ngồi dưới đứa nào cũng 3G, đứa lo chát, đứa lo ngủ, đứa lo chơi game, ổng nói gì nói kệ ổng, toàn mấy cái bấm google 1 phát ra ngay, có mặt ở lớp với lý do duy nhất là bị điểm danh,vì vắng 3 bữa cấm thi. Trong khi hạc là phải có đam mê, thầy cô phải cạnh tranh với nhau, ai dạy hay thì sinh viên theo hạc chứ mắc mớ gì phải điểm danh, nó bỏ tiền ra mà nó không hạc thì kệ nó. Cứ bắt về nhà đọc 2 chương đó, lên lớp tui coi danh sách gọi tên, Trần Văn Tèo, không đặt được câu hỏi mời ra khỏi lớp. Vậy là nó sợ, ở nhà đọc sách thấy mẹ luôn. Lại tự tin với khả năng cầm micro phát biểu, tránh bệnh Parkinson trước đám đông. Nó mà đặt được câu hỏi á, thì phải nghiên cứu muốn chết, hạc vậy mới có tầm được.

Tony cũng hẻm ngoại lệ. Nên không dám trách đa đa, không dám chê ai . Dù đã là 1 thạc sũy và chuẩn bị làm tiến sũy, tầm nhìn xa nhất của mình vẫn là mấy tiếng đồng hồ sau. Vẫn băn khoăn không biết trưa nay ăn gì, bún bò hay bún riêu, cơm bà Cả hay cơm ông Cả. Từ 8h vào công sở là suy nghĩ cho thực đơn buổi trưa, và sau 1h30 là băn khoăn về thực đơn buổi chiều. Làm chỉ để qua ngày đoạn tháng. Căng thẳng nhất là hôm nay hẻm biết lấy cái gì của cơ quan, bữa thì ăn cắp thời gian đi cafe, bữa thì ăn giấy (in tài liệu cá nhân đem về nhà đọc), bữa thì ăn điện thoại (lấy điện thoại cơ quan nấu cháo di động với bạn bè, tiền chùa mà). Hào hứng suốt ngày search trên mạng xem ca sĩ A, diễn viên B. Rồi bộ phim nào mới ra, cửa hàng thời trang nào mới mở. Đầu óc căng thẳng và đầy lo toan...cho thí sinh X có thể bị loại khỏi chương trình giọng hát Việt tối nay trên tivi.

Tối, nếu không dán mắt vào tivi và lăm lăm cái di động để nhắn tin bình chọn chuyện hát hò thì Toni sẽ lượn xe máy đi trà chanh chém gió, ngồi vỉa hè uống ly nước 10 ngàn và vung tay chém gió phần phật. Hoặc vừa xem tivi vừa mở laptop, vừa ôm Iphone lên facebook. Sẽ nhảy vào còm men mắng ông D không có tầm nhìn, chửi bà E vì phát ngôn ngớ ngẩn, dè bỉu ông F nói sai về kinh tế vĩ mô, đăng status toàn chuyện lớn. Không có tin nào mà không nhảy vô comment cho được. Vì bị ức chế, cả ngày ngồi ở công ty hay quán cà phê rảnh quá không nói được gì, nên tranh thủ ném đá giấu tay trên mạng. Bài chính chả bao giờ đọc, thấy chữ nhiều, làm biếng, chỉ đọc comment thôi. Comment qua lại rồi cãi lộn, hẹn offline ra quánh nhau luôn. Các đề tài các còm men viên hay tranh luận rồi chửi bới rồi đánh nhau là " tao ăn thịt chó sao mày không ăn", "bảo tồn giá trị văn minh lũy tre làng cho trí thức trong thời hội nhập" hay "nước Việt Nam ta - lớn hay nhỏ".

---

P/S: Đến cái tiêu đề này, chữ Toni cũng phải là i ngắn chứ hẻm có nổi cái y dài. Tầm nhìn ngắn nên cái chi cũng ngắn.

Í, mà có cái cũng không đến nỗi....

Một phần của tài liệu Những câu chuyện trên đường băng (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)