Chuyện nghe nhạc của Tony Âm nhạc có vai trò quan trọng đặc biệt ở xã hội chúng ta, nơi số lượng quán karaoke

Một phần của tài liệu Những câu chuyện trên đường băng (Trang 106 - 108)

Âm nhạc có vai trò quan trọng đặc biệt ở xã hội chúng ta, nơi số lượng quán karaoke nhiều hơn tất cả các trung tâm thể dục thể thao, thư viện và nhà sách cộng lại. Hiếm có tiệc tùng nào tăng 2 không phải là đi hát karaoke. Nắm bắt nhu cầu hát hò đó, trên tivi tràn ngập các cuộc thi âm nhạc, chiếm phần lớn giờ vàng buổi tối. Ở thành phố còn có cái đi chơi, chứở thôn quê ban đêm chẳngbiết làm gì ngoài cái tivi. Nóphát gì thì nghe nấy. Nên tối nào, bà con cũng hướng lên màn hình, vui vẻ cười ha hả, rồi thơ ngây lấy điện thoại ra bấm 1900... nhắn tin ủng hộ

thí sinh thi hát hò. Mình từng chứng kiến ở miền Tầy, một nhà kia có cô con gái đi xuất khẩu lao động, hai vợ chồng cứ nằm võng kẽo kẹt chờ đến bốn chiều là dò số đề, tối nào cũng nằm mơ Con ong Con bướm và đánh đề, chứ chưa nghe thấy nằm mơ thấy con gái. Rồi đêm nào cũng nhắn tin “dự đoán có bao nhiều đáp án giống bạn” cho mọi gameshow trên tivi. Cả ngày chả làm gì ngoài hai việc đó, cây cỏ thì héo queo mà cũng chẳngbuồn tưới nước. Rồi: “Út, mày viết email nói chị Hai mày gửi về cho ba vài trăm đô coi” Ai biết những chị Hai bên kia cày muốn chết, cực khổ hay đau ốm gì cũng không dám nói, nên bên Việt Nam tưởng đi nước ngoài làhái tiền nhưhái lá ổi, cần là bảo gửi về.Sau một ngày mưu sinh vất vả, đêm về những chị Haiấy nước mắt cứ tuôn trào vì thương phận mình, rồi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ dòng sông lục bình trôi tím ngắt, nhớ mỗi hoàng hôn bìm bịp lẻ bạn kêu tha thiết đến nao lòng. Có những đội quân thắng trận như Hồng Quân Liên Xô vì họ biết cổ vũ tinh thần binh sĩ bằng những lời như: “Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân kéo về” bài hát về tình yêu cũng nhẹ nhàng và hòa trong tình yêu đất nước. Nếu bạn đi karaoke với một bà giáo sư tiến sĩ nào đó, thườngbạn sẽ nghebà ấy cầm microhùnghồn với “Dậy mà đi, dậy mà đi, ai chiến thắng không hề chiến bại”. Nghe nhạc hùng hồn như thế mới ăn học thành tài được, chứ nghe “ngày mai em lên xe hoa, mang cả tình anh lên theo xe tang” thì có khi rụng rời chân tay, còn muốn học muốn làm gì nữa, lên lớp 3 thì nghỉluôn chứ sao lên tới tiến sĩ được.

Lúc học ở nước ngoài, Tony sợ vào quán của người Việt mặc dù thèm đồ ăn ở đó. Vì vào nghe toàn nhạc buồn rên rỉ ỉôi, nhớ nhà lắm, bị ám thị riết nên muốn bỏ học. Có cái bài gì, “Ở bên này nhớ cha nhớ mẹ, may mà thời gian trôi vun vút, không như Sài Gòn, nếu không tôi đã khóc một dòng sông”. Ngồi nghe xong nước mắt cứ chảy dài, trời đông lạnh

giá, nước mắt vừa trào ra đã khô cứng trên má, gỡ ra bỏ vô li café nóng thành café đá (rẻ hơn 1 USD). Vậy phải làm sao? Làm sao để lên dây cót tinh thần? Kinh tế đang suy thoái, nên nghe nhạc hùng hồn để có tinh thần làm ăn. Tony giờ quyết định tạm ngưng coi cải lương tuồng buồn bã. Vì coi khóc hoài. Bữa thương con Lan bữa thương thằng Điệp. Bữa tội nghiệp cô Lựu (hổng phải Mai Thị Lựu). Khóc quá nên hết muốn làm ăn gì. Lúc rảnh rỗi giải trí, Tony sẽ chuyển qua nhạc Hồng Quân Liên Xô hay xem Gangnam Style. Nghe là hưng phấn, lao đi gặp khách hàng, cười nói xôn xao, rồi nếu nó không chịu ký hợp đồng thì lao qua khách khác. Tony cũng quyết đi nhổ hết tóc bạc và kéo căng da mặt ở thẩm mĩ viện, đi làm răng sứ cho nó lóa sáng bên nha khoa bác sĩ Bảy. Chiều sẽ đi thể thao, có thể là đi đánh golf hay chơi tạt lon với mấy đứa nhỏ trong chung cư. Ngày mai, sẽ là một Tony đầy năng lượng, phơi phới mười tám đôi mươi, kiêu hãnh bán phân giữa dòng đời xuôi ngược.

Một phần của tài liệu Những câu chuyện trên đường băng (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)