MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯ UÝ NƠI CÔNG SỞ
54Trong xã h ộ
Thân mật, tình cảm
5. Cách vào/ra khỏi phòng
Ngôn ngữ hình thể có tác động rất lớn đến khả năng làm người khác ấn tượng về bạn. Thông thường bạn sẽ tạo ra các ấn tượng ban đầu quan trọng khi bạn đến một sự kiện hay bước vào một tình huống nào đó. Dù đó là loại sự kiện hay tình huống gì, nếu bạn biết bước vào phòng đúng cách, bạn có thể kiểm soát được tình hình, tình huống bạn gặp phải diễn ra tốt đẹp hay xấu đối với bạn. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Âm nhạc Hanover,
Đức, khán giảấn tượng với các nghệ sĩ viôlông trên sân khấu không phải bởi trang phục hay vẻđẹp, hấp dẫn của họ. Thay vào đó khán giả lại đánh giá họ qua các ngôn ngữ hình thể của họ như họ cúi đầu chào khán giả, nhìn khắp khán phòng trước khi họ cúi người và
đưa tay lên ngực để chào, bước đi tự tin trên sân khấu và quan sát độ dạng của chân của nghệ sĩ khi họ ngồi chơi đàn.
Rõ ràng, sự xuất hiện tự tin của bạn sẽảnh hưởng đến nhận định của người khác về bạn. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, phản ứng của khán giảảnh hưởng đến việc nghe nhạc của họ. Khi có ấn tượng tốt, họ không muốn chương trình hoà nhạc kết thúc. Vì vậy, khi bước chân vào hoặc ra khỏi một căn phòng, bạn cần thể hiện ngôn ngữ hình thể chuẩn mực.
- Không quá vội vàng và không nên gây sự chú ý quá mức.
- Không đến trễ. Chỉ người quan trọng nhất mới nên là người đến sau cùng. Nếu bạn
đến trễ mọi ánh mắt sẽđổ dồn về phía bạn, và bạn có nguy cơ bị kết án là người hay
đến trễ, và là người không thể tin cậy.
- Hãy thể hiện cảm xúc của bạn phù hợp với tình huống, hoàn cảnh.
- Hãy quan sát tất cả những ai ở trong phòng
- Hãy luôn mỉn cười
6. Bắt tay là giao tiếp không lời
Bắt tay là hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả, là một trong những nguyên tắc của sự
chuyên nghiệp.
- Tay phải luôn luôn để tự do (không cầm, giữ thứ gì)
- Tay trái là tay giữ đồ. Tuy nhiên nên hạn chế số lượng đồ vật bạn phải cầm, giữ ở
mức tối thiểu.
- Biển tên luôn đặt bên tay phải.
- Đưa tay ra với ngón cái hướng lên phía trên và các ngón còn lại hướng về phía người
đối diện.
56
- Vai ngang vai (hai người đứng với vai song song nhau)
- Tránh tay bịướt
- Không nên để tay có nước hoa, mùi.
- Không nên đeo nhẫn lớn bên tay phải.
- Chú ý quy tắc ai nên là người đưa tay ra bắt trước.
Bắt tay
Sẵn sàng để bắt tay:
Hai tay kết nối để bắt tay đúng
Bắt tay đúng
Bắt tay sai (nghiền xương)
Quá tự tin
Luôn luôn bắt tay:
- Khi được giới thiệu với một người, và khi chào tạm biệt
- Khi có ai đó đến thăm văn phòng của bạn.
- Khi bạn gặp với một người nào đó ngoài văn phòng.
- Khi bạn bước vào phòng và được chào đón bởi những người bạn, đồng nghiệp.
- Khi bạn chúc mừng ai đó vừa được giải thưởng hay xong bài phát biểu.
- Với những người gần bạn nhất, người chủ trì buổi họp/tiệc, những người bạn gặp và làm quen trong phòng, hội trường.
7. Nghi thức xã giao nơi công sở
Nghi thức xã giao công sở là việc thể hiện bản thân một cách đáng tôn trọng và lịch thiệp tại nơi làm việc.
Tại sao nghi thức công sở lại quan trọng? Ứng xử tồi tại nơi làm việc sẽ không tốt cho công việc, ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và năng suất lao động của các nhân viên.
Đúng giờ
- Đúng giờ vô cùng quan trọng, nhất là khi có lịch hẹn với bệnh nhân.
- Nên nhớ “Thời gian và thủy triều không bao giờđợi ai”.
- Tránh đến muộn hơn sếp, nhất là khi bạn là nhân viên cấp dưới.
- Làm như vậy ngay từđầu, bạn gửi đi một thông điệp: bạn là người hăng hái và làm việc là sống còn.
Mặc đồ phù hợp
- Công sở không phải là nơi tiệc tùng
- Hãy mặc sao thể hiện tôn trọng đồng nghiệp và bệnh nhân.
58
Không ngồi lê đôi mách
- Việc làm này không giúp cho sự phát triển nghề nghiệp
- Nó có thể làm hỏng sự nghiệp/công việc của bạn
- Hạn chế nhận xét vềđồng nghiệp, nếu có/phải hãy đưa ra những điều tích cực
- Tin vịt ở văn phòng lan nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng
- Bất cứđiều tiêu cực nào bạn nói ra, nó sẽđi theo bạn, biến bạn thành chú hề, kẻ ngồi lê đôi mách.
Hỏi trước khi mượn đồ
- Đôi khi ta lầm tưởng rằng ta thân thiết với đồng nghiệp, lấy/mượn đồ của họ dùng mà không xin phép
- Hãy hỏi trước, mượn dùng sau
- Bạn làm vậy với người khác và ngược lại
Luôn nói “Cám ơn”, “Không có chi”
- Một vài lời nói đẹp sẽ làm không khí phòng khám trở nên nhẹ nhàng, dễ thở
- Khi gặp đồng nghiệp trong văn phòng đầu giờ, cuối giờ hãy nói “Xin chào”, “Tạm biệt và Hẹn gặp lại”
- Buổi sáng đến nơi làm việc, hãy nói “Xin chào” trước khi ngồi thụp vào ghế/chỗ làm việc của bạn
Tránh to tiếng
- Hãy nhẹ giọng xuống tại nơi làm việc
+ Dù là đang nói qua điện thoại hoặc với đồng nghiệp
+ Nếu có điện thoại, hãy nõi khẽ, đủ nghe, hoặc tìm góc yên tĩnh để nói chuyện, nhất là cuộc gọi cá nhân.
+ Hãy đểđiện thoại chếđộ rung hoặc chuông nhỏ
+ Khi đồng nghiệp có đt, hãy giữ im lặng
Hãy giữ nơi làm việc gọn gàng
- Đừng tỏ ra là người bừa bộn
- Làm vậy chứng tỏ bạn là người thiếu cẩn thận, nó cũng cho người khác biết ở nhà và cuộc sống của bạn như thế nào
- Nếu bạn là người điệu đà, hãy chọn 1-3 thứ yêu thích nhất. Đừng chất quá nhiều thứ, làm người khác cảm giác bạn là người thiên về tình cảm hơn là công việc.
- Nếu dùng bếp văn phòng, hãy giữ sạch, gọn gàng. Nếu làm ướt hãy lau đi, nếu làm rơi đồ hãy nhặt và cất/vứt đi. Hãy nhớ má bạn không đang đi sau bạn. Đồng nghiệp sẽ không giúp bạn. Ứng xử phù hợp nơi công sở - Hãy nghỉ ngơi ở nhà nếu bạn bị bệnh. - Luôn đến cuộc hẹn/họp đúng giờ. - Duy trì cuộc họp đúng thời gian. - Hãy đểđiện thoại ở chếđộ im lặng.
- Chú ý khi tham dự các cuộc họp, tránh làm việc khác khi họp, như trả lời emails, xem Facebook, đọc báo trên điện thoại.
- Ăn trưa tại phòng ăn, tránh ăn đồăn nặng mùi tại bàn làm việc.
- Hãy biết cách nói qua điện thoại nếu trong phòng có nhiều người.
- Nhai kẹo cao su và làm bong bóng ở trong văn phòng không có gì là sành điệu cả, càng tuyệt đối không nên khi gặp bệnh nhân, người nhà, đối tác.
- Đừng mang giày dép đi biển ở nơi làm việc.
- Không khoe hình xăm
- Luôn gọn gàng, sạch sẽ
60
- Gõ cửa trước khi vào phòng
- Giúp đỡ và hợp tác với đồng nghiệp
- Hãy cẩn trọng về cảm xúc của người khác
- Rất mất lịch sự nếu đến họp trễ
- Khi họp đừng áp đảo, “cướp” diễn đàn à chú ý người chủ tọa, đừng lật sách vở, giấy…
- Luôn tôn trọng người lớn tuổi hơn.
PHẦN VI