Lê Quân TP Hà Nộ

Một phần của tài liệu BienBan15-11c (Trang 31 - 32)

Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin đóng góp 2 nội dung sau:

Thứ nhất, về chính sách đối với vận động viên có thành tích cao. Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất của đại biệu Bình Nhưỡng về vận động viên thành tích cao, năng khiếu, trẻ em.

Thứ hai, Điều 32 về quyền của vận động viên thể thao thành tích cao. Chúng ta biết, thể dục, thể thao trình độ cao đòi hỏi vận động viên phải dành nhiều thời gian, công sức, toàn tâm, toàn ý để tập luyện và thi đấu. Nhưng thời gian thi đấu, tuổi nghề thường thấp, vấn đề đặt ra rất lớn là hội nhập và nghề nghiệp, việc làm sau khi kết thúc thi đấu đỉnh cao. Tôi thấy luật chỉ dự thảo về hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là chưa đầy đủ, tôi đề nghị bổ sung về hỗ trợ đào tạo nghề.

Hiện nay như chúng ta cũng biết là vận động viên thể dục, thể thao trình độ cao khi được xem xét để tuyển dụng vào làm giảng viên thể dục, thể thao tại các trường thì chưa được thực sự ưu tiên. Chúng ta có một hệ thống đào tạo giáo viên thể dục thể thao lại chú trọng nhiều về việc tuyển học sinh phổ thông để chúng ta đào tạo đại học 4 năm, sau đó các em ra nghề để làm giáo viên thể dục, thể thao, trong khi chúng ta chưa có chính sách ưu tiên để tuyển các vận động viên thể dục, thể thao có thành tích cao để học tập bồi dưỡng có thể là đào tạo liên thông, tại chức nhưng có thành tích cao thì có trình độ và năng lực để có thể tham gia vào làm giảng viên tại các trường, nhất là bậc đại học là thể thao phong trào.

Ở Đại học Quốc gia trước đây chúng tôi chỉ tuyển một số vận động viên có huy chương về và làm giảng viên đã giúp cho phong trào lên rất cao, đặc biệt ở khối trường chuyên cấp 3. Do đó, tôi kiến nghị trong luật đề nghị bổ sung ghi rõ trong Điều 32 là ưu tiên, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và được ưu tiên bố trí việc làm giảng dạy thể dục, thể thao tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Nội dung thứ hai tôi xin được góp ý đó là nội dung liên quan đến giáo dục thể chất, thể thao trong nhà trường. Hiện nay, trong dự thảo vẫn đi theo khái niệm là bắt buộc hoặc tự nguyện chính khóa hoặc ngoại khóa. Trước đây, tôi có một thời gian phụ trách về trung tâm thể dục, thể thao chúng tôi thấy có một hiện tượng chất lượng đào tạo thể dục, thể thao trong nhà trường đối với các môn chính khóa bắt buộc diễn ra tình trạng học sinh học theo lớp được chọn những môn không phải là sở thích. Nhiều khi những em có năng khiếu bơi lội rất tốt nhưng phải đi học đẩy tạ. Những vấn đề đó tạo ra hiện tượng học hành để cố gắng trả điểm, lấy điểm, lấy chứng nhận, lấy chứng nhận để đảm bảo các điều kiện tốt nghiệp. Trong khi đó, thể thao phong trào lại không được chú ý. Chính vì vậy, các trường đại học là nơi thường đào tạo ra rất nhiều vận động viên thì hiện nay ở Việt Nam chúng ta điều này rất yếu. Tôi đề nghị sửa đổi một số điều:

Thứ nhất, Điều 20 thì không nên ghi quy định rõ đây là môn học chính khóa. Bởi vì, chúng ta gọi là chính khóa tức là vẫn phân biệt ngoại khóa và chính khóa mà chỉ ghi đây là một nội dung của chương trình đào tạo. Giao cho Bộ trưởng, thủ trưởng các đơn vị đào tạo quy định các loại hình đào tạo, nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo phù hợp thì sẽ đảm bảo tốt hơn, nhất là đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp thì tự chủ trong tổ chức đào tạo, giáo dục thể chất cũng cần phải được đề cao hơn.

Khoản 2, theo tôi nên bỏ từ "từ nguyện" vì chúng ta cần phải coi hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường cả tự nguyện, cả ngoại khóa và cả chính khóa cũng đều là hoạt động cần thiết. Chúng ta bổ sung thêm "hoạt động giáo dục thể thao trong nhà trường được tổ chức theo phương thức phù hợp với các điều kiện của nhà trường" như vậy sẽ phù hợp hơn. Hiện nay, chúng ta quy định luôn là một cái là hoạt động chính khóa, một cái lại quy định là hoạt động ngoại khóa, một cái là bắt buộc, một cái là tự nguyện. Như vậy, vô hình chung cái chúng ta đang cần là giáo dục toàn diện để phát triển phong trào, phát triển các hoạt động để mỗi một học sinh có sinh viên phát triển những năng khiếu và năng lực của mình lại bị gò theo những hình thức gò bó. Như vậy, sửa luật theo hướng đó sẽ giao tự chủ hơn cho các Bộ trưởng cũng như các hiệu trưởng để có thể điều chỉnh cho phương thức linh hoạt hơn. Xin hết.

Một phần của tài liệu BienBan15-11c (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w