Hoạt động khoáng sản than bùn trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu baocaochitietQHTB (Trang 30 - 47)

Toàn bộ diện tích tỉnh Vĩnh Phúc đã được điều tra lập bản đồ địa chất, khoáng sản ở các tỷ lệ 1: 500 000, tỷ lệ 1: 200 000 và 1: 50 000. Có thể nói, mức độ điều tra địa chất khu vực trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Những yếu tố cấu trúc cơ bản, các loại hình khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh đã được làm sáng tỏ, công tác điều tra, đánh giá khoáng sản còn ở mức thấp.

Công tác điều tra nghiên cứu khoáng sản than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho tới nay cũng vẫn chưa được chú trọng. Hầu hết tất cả các điểm khoáng sản than bùn đều do người dân đào ao, đào giếng, đào móng công trình hoặc qua khoan thăm dò địa chất công trình phục vụ làm đường, xây dựng,... phát hiện. Đến nay, trong tỉnh chưa được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản than bùn nào.

Từ năm 1994, Đoàn địa chất Hà Nội điều tra trong lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 đã phát hiện ra điểm khoáng sản than bùn Đạo Tú, xã Đạo Tú và điểm khoáng sản than bùn Hoàng Đan, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương. Điểm khoáng sản có thể điều tra đánh giá khi có nhu cầu.

Qua khảo sát thực địa trên địa bàn Vĩnh Phúc, ngoài 2 điểm mỏ đã được phát hiện và đưa vào quy hoạch khoáng sản của tỉnh, còn một số điểm phát hiện than bùn khác. Như vậy, hiện nay nhóm khoáng sản than bùn có các điểm mỏ và điểm phát hiện than bùn sau:

Huyện Tam Dương:

Ngoài điểm mỏ đã được phát hiện và khai thác, nhóm thực hiện đã đi điều tra từ cán bộ địa chính xã, người dân,... và đến các địa điểm phát hiện than bùn qua đào ao, đào giếng, khoan ĐCCT trong làm đường. Qua đó, phát hiện 1 số điểm mỏ khác nằm dọc theo Sông Phan (Đầm Nhị Hoàng), các điểm mỏ và điểm phát hiện than bùn đó là:

- Điểm mỏ đã được phát hiện và khai thác: Mỏ than bùn Thôn Cầu, xã Hoàng Đan. Công ty TNHH Hoa Hùng khai thác sản lượng theo giấy phép (đã hết hạn năm 2012) khoảng 5.000 tấn/năm;

Hình 2.1: Điểm mỏ than bùn thôn Cầu, xã Hoàng Đan

- Điểm phát hiện than bùn Đồng Khang và Đồng Nối, thôn Cầu, xã Hoàng Đan: Khu vực này do người dân đào ao phát hiện.

Hình 2.2: Điểm phát hiện than bùn Đồng Khang, Đồng Nối, thôn Cầu, xã Hoàng Đan

- Điểm phát hiện than bùn thôn Phương Lâu, xã An Hòa: Khu vực này được phát hiện khi đào mương thủy lợi và khi thi công Cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Hình 2.3: Điểm phát hiện than bùn thôn Phương Lâu, xã An Hòa

- Điểm phát hiện than bùn thôn Long Sơn, xã Đạo Tú: Khu vực này được phát hiện khi đào ao và làm mương thủy lợi. Mới đây, khi thi công Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, than bùn được đào lên khá nhiều dọc theo đường Cao tốc.

Hình 2.4: Điểm phát hiện than bùn thôn Long Sơn, xã Đạo Tú

- Điểm phát hiện than bùn Đồng Chiêm thuộc thôn Diên Lâm, xã Duy Phiên và thôn Đoàn Kết, xã Hoàng Lâu. Khu vực này được phát hiện qua người gân đào ao, giếng. Mới đây khi khoan địa chất công trình làm đường liên xã, khoan 3 lỗ đều gặp than, chiều dày đất phủ từ 0,5 - 2 m, chiều dày than từ 2 - 4 m. Toàn bộ khu vực trên cánh đồng chiêm rộng trên 30 ha.

Hình 2.5: Điểm phát hiện than bùn Đồng Chiêm, thôn Diên Lâm xã Duy Phiên và thôn Đoàn Kết, xã Hoàng Lâu

Huyện Sông Lô:

Qua điều tra, huyện Sông Lô cũng phát hiện một số điểm mỏ đó là:

- Điểm phát hiện than bùn Chằm Cả, thôn Bằng Phú, xã Đồng Thịnh: Điểm than bùn này nằm trọn trong thung lũng Chằm Cả, kéo dài từ nhà máy gạch xã Đồng Thịnh qua đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, than bùn đã lộ rõ dọc mương thủy lợi.

Hình 2.6: Điểm phát hiện than bùn Chằm Cả, thôn Bằng Phú, xã Đồng Thịnh

- Điểm phát hiện than bùn Chằm Dâm, thôn Yên Thái, xã Đồng Thịnh: Khu vực này trước đây được Hợp tác xã khai thác làm phân bón từ những năm 1960-1970 thế kỷ XX . Hiện tại, khu vực này chỉ được trồng hoa màu và nuôi thủy sản.

Hình 2.7: Điểm phát hiện than bùn Chằm Dâm, thôn Yên Thái, xã Đồng Thịnh

Huyện Lập Thạch:

Qua điều tra, huyện Lập Thạch cũng phát hiện một số điểm mỏ đó là: - Điểm phát hiện than bùn Sa Phùng, Sa Sơn, xã Văn Quán;

Hình 2.8: Điểm phát hiện than bùn Sa Phùng- Sa Sơn, xã Văn Quán

Hình 2.9: Điểm phát hiện than bùn Đồng Chằm, Đồng Chải, xã Đình Chu

- Điểm phát hiện than bùn Thùng Than, thôn Viên Luận, xã Đồng Ích; - Điểm phát hiện than bùn thôn Lương Ải, xã Tiên Lữ;

Hình 2.10: Điểm phát hiện than bùn Thùng Than thôn Viên Luận, xã

Đồng Ích

Hình 2.11: Điểm phát hiện than bùn thôn Lương Ải, xã Tiên Lữ

Tóm lại, hiện nay đa phần các khu vực than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không có các hoạt động khai thác và chế biến. Chỉ có mỏ than bùn Thôn Cầu, xã Hoàng Đan được công ty TNHH Hoa Hùng khai thác tận thu chủ yếu bằng thủ công để làm phân vi sinh. Chính vì vậy, cần có quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tọa độ vị trí các điểm phát hiện than bùn được tổng hợp trong Bảng 2.2:

Bảng 2.2: Điểm điều tra phát hiện than bùn tỉnh Vĩnh Phúc Điểm

điều tra

Tọa độ VN2000

Địa danh khu vực điều tra

Phân tích mẫu X (m) Y (m)

01 2 361 746 555 403 Thôn Phương Lâu, xã An Hòa, huyện Tam Dương 01 mẫu 02 2 360 225 554 665 Đồng Khang, thôn Cầu, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương 01 mẫu 03 2 360 085 553 569 Đồng Nối, thôn Cầu, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương - 04 2 362 562 557 556 Thôn Long Sơn, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương 01 mẫu 05 2 361 329 555 417 Đồng Chiêm, thôn Diên Lâm, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương 01 mẫu 06 2 359 945 555 362 Đồng Chiêm, thôn Đoàn Kết, xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương 01 mẫu 07 2 363 859 544 760 Chằm Cả, thôn Bằng Phú, xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô 01 mẫu 08 2 363 618 545 366 Chằm Dâm, thôn Yên Thái, xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô - 09 2 362 136 548 164 Sa Phùng, Sa Sơn, xã Văn Quán, huyện Lập Thạch 01 mẫu 10 2 362 118 548 733 Đồng Chằm, Đồng Chải, xã ĐìnhChu, huyện Lập Thạch - 11 2 364 101 550 814 Thùng Than, thôn Viên Luận, xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch -

Trên toàn bộ 11 điểm phát hiện có than bùn thì có 2 khu vực đã được đưa vào Quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006÷2010 và định hướng đến năm 2020 (lập năm 2007), đó là điểm mỏ than bùn Đạo Tú và Hoàng Đan (đã được cấp phép khai thác tận thu) với tài nguyên dự báo 4,06 triệu m3.

Trong quá trình điều tra, thu thập tài liệu và khảo sát các điểm phát hiện than bùn, trên cơ sở số liệu của than bùn theo Quyết định số 3571/QĐ-CT ngày 26/12/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt báo cáo địa chất khoáng sản, trong đó có khoáng sản than bùn. Nhóm thực hiện đề án đã khoanh định lại các thân quặng. Như vậy, toàn bộ các điểm mỏ đã được thay đổi kể cả số lượng và tài nguyên khoáng sản. Qua phân tích 6 mẫu than bùn lấy tại các điểm mỏ, cùng với điều tra từ những nguồn tin cậy, bao gồm Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường,... UBND huyện, xã và các cán bộ địa chính xã, trưởng thôn, những người dân các khu vực phát hiện các điểm than bùn. Nhóm thực hiện Dự án đã tổng hợp lại các điểm mỏ than bùn như sau:

1. Tb01 - Điểm mỏ than bùn Đạo Tú, huyện Tam Dương: Điểm mỏ này

đã được đoàn Địa chất Hà Nội phát hiện và đã được đưa vào quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh năm 2007. Qua phát hiện thêm tại thôn Long Sơn và mẫu than lấy được tại khu vực này, nhóm thực hiện đã xác định lại ranh giới tài nguyên khoáng sản. Vị trí điểm than bùn Đạo Tú được xác định trong giới hạn tọa độ:

X = (2.360.518  2.362.620); Y = (556.236  557.335) Than bùn hệ tầng Thái Bình, nguồn gốc hồ, đầm lầy, nằm dưới độ sâu 0,81,5m, Chiều dày trung bình 2,32 m; diện tích khoảng 67,81 ha

Vật chất tạo than chủ yếu là thực vật thân cỏ (chiếm 80÷90%), số ít là thực vật thân gỗ. Than ẩm có màu nâu xám và khi khô có màu xám đen. Kết quả phân tích một số mẫu than bùn ở đây như sau:

Độ ẩm: Wpt = 12,67%; Độ tro: Ak = 30,05%; Chất bốc: Vk = 45,91 %; Hàm lượng phốt pho: P2O5 = 0,09%; Hàm lượng lưu huỳnh: S = 2,31%; Nhiệt lượng: Q = 1.997 Kcal/kg; Độ pH: 3,62.

Than bùn Đạo Tú có tài nguyên dự báo không lớn, khoảng 1,096 triệu tấn, được sử dụng hợp lý để sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp.

2. Tb02 - Điểm mỏ than bùn Hoàng Đan, huyện Tam Dương: Điểm mỏ

này cũng được đoàn Địa chất Hà Nội phát hiện và cũng được đưa vào quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh năm 2007. Qua phát hiện thêm 02 điểm than bùn tại Đồng Khang và Đồng Nối, thôn Cầu xã Hoàng Đan; 01 điểm than bùn thôn Phương Lâu xã An Hòa; 02 điểm than bùn tại Đồng Chiêm thuộc thôn Diên Lâm xã Duy Phiên và thôn Đoàn Kết xã Hoàng Lâu. Kết hợp với các mẫu than lấy được tại các khu vực này, nhóm thực hiện đã khoanh định lại ranh giới, qua đó điểm mỏ đã được mở rộng và trữ lượng tài nguyên khoáng sản cũng được tăng lên. Vị trí điểm than bùn Hoàng Đan được xác định trong giới hạn tọa độ:

X = (2.358.089  2.361.834) ; Y = (553.125  556.241) Quan sát địa tầng từ trên xuống bao gồm:

+ Lớp thổ nhưỡng, cũng là lớp đất phủ dày trung bình 0,6 m, có màu thay đổi từ nâu đỏ đến xám đen, xen ít lớp mỏng sét hoặc thấu kính cát, và các vật liệu hữu cơ;

+ Lớp than bùn màu nâu đến xám đen và đen nhánh có chiều dày trung bình 2,35m. Trong lớp than đôi chỗ phát hiện thấy có kẹp lớp cát sét lẫn nhiều vật chất hữu cơ màu xám đen;

+ Lớp dưới than là các trầm tích lót đáy có thành phần thay đổi sạn, sỏi, cát lẫn bùn đến sét mịn màu trắng phớt xanh.

Kết quả phân tích một số mẫu than bùn ở đây như sau: Độ ẩm: Wpt = 15,11÷18,50%; Độ tro: Ak = 31,45÷33,91%; Chất bốc: Vk = 44,25÷47,45%; Hàm lượng phốt pho: P2O5 = 0,10÷0,12 %; Hàm lượng lưu huỳnh: S = 2,87÷3,15%; Nhiệt lượng: Q = 1.920÷2.314 Kcal/kg; Độ pH = 3,85÷4,25.

Thân khoáng than bùn đã được Liên đoàn Bản đồ Địa chất khảo sát sơ bộ trong đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000. Chiều dày trung bình 2,35 m, diện tích khoảng 569,29 ha, tài nguyên dự báo là 7,539 triệu tấn than bùn.

Than bùn ở đây có nhiệt lượng không cao, độ tro cao, trữ lượng lại lớn, cho nên mục đích sử dụng hợp lý và lâu dài là sản xuất phân hữu cơ sinh học phục vụ cho phát triển nông nghiệp trong tỉnh và các vùng lân cận

3. Tb03 - Điểm mỏ than bùn Văn Quán, huyện Lập Thạch: Qua điều tra

khảo sát tại các điểm phát hiện than bùn của khu vực này. Nhóm thực hiện đã tập hợp và khoanh định ranh giới thân quặng và dự báo tài nguyên, bao gồm 01 điểm than bùn Sa Phùng, Sa Sơn (Hồ Hố Than) xã Văn Quán; 02 điểm giáp Văn Quán là Đồng Chằm, Đồng Chải xã Đình Chu.

Vị trí điểm than bùn Văn Quán được xác định trong giới hạn tọa độ: X = (2.360.929  2.363.042) ; Y = (547.557  549.234) Vật chất tạo than chủ yếu là xác thực vật thân cỏ, một lượng ít thực vật thân gỗ đã và đang trong quá trình mùn hoá. Than bùn ở đây có lẫn ít sét. Kết quả phân tích một số mẫu than ở đây như sau:

Độ ẩm: Wpt = 14,19%; Độ tro: Ak = 36,39%; Chất bốc: Vk = 43,56%; Hàm lượng phốt pho: P2O5 = 0,07%; Hàm lượng lưu huỳnh: S = 1,07%; Nhiệt lượng: Q = 2.056Kcal/kg; Độ pH = 3,66.

Thân khoáng than bùn đã được Liên đoàn Bản đồ Địa chất khảo sát sơ bộ trong đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000. Chiều dày trung bình 2,5m, diện tích khoảng 123,63 ha, tài nguyên dự báo là 2,034 triệu tấn than bùn.

Than bùn Văn Quán có trữ lượng khá lớn, nhiệt lượng không cao, độ tro tương đối lớn, do đó mục đích sử dụng than bùn hợp lý nhất ở đây là làm phân hữu cơ sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

4. Tb04 - Điểm mỏ than bùn Thùng Than, huyện Lập Thạch: Khu vực

Thùng Than nằm trong 2 xã Đồng Ích và Tiên Lữ. Tên gọi địa danh Thùng Than đã phản ánh phần nào sự có mặt của than bùn tại khu vực này. Vị trí điểm than bùn Thùng Than được giới hạn bởi tọa độ:

Than bùn phân bố trong một thung lũng có phương kéo dài khoảng 562 m, rộng 150÷250 m, diện tích khoảng 14,66 ha. Thân khoáng than bùn có chiều dày trung bình 2,1 m. Vật chất tạo than chủ yếu là thực vật thân cỏ và thân gỗ. Khoảng 60 % vật chất còn lại là sét than được phân huỷ khá tốt.

Phần trên than là lớp sét bị mùn hoá, màu đen. Chiều dày của lớp này trung bình 0,3 m. Phía dưới lớp than bùn là lớp sét pha lẫn ít cát màu trắng xám đến xám xanh. Lớp sét này ngậm nước nên có tính chất dẻo.

Than bùn Thùng Than đã được Liên đoàn Bản đồ Địa chất điều tra chi tiết hoá trong đo vẽ địa chất ở tỷ lệ 1/50.000. Tài nguyên dự báo là 0,203 triệu tấn than bùn.

Với trữ lượng nhỏ, chất lượng trung bình, than bùn Thùng Than được sử dụng hợp lý cho việc sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp.

5. Tb05 - Điểm mỏ than bùn Bằng Phú (Chằm Cả), huyện Sông Lô:

Điểm mỏ này được phát hiện khi làm đường liên xã và người dân đào đất làm gạch. Mới đây, khi xây dựng tuyến Cao tốc Nội Bài - Lào Cai cũng phát hiện thấy than bùn. Vị trí điểm than bùn Bằng Phúđược giới hạn bởi tọa độ:

X = (2.361.990  2.363.939) ; Y = (544.002  545.264) Than phân bố trong diện tích 70,63 ha, có dạng lớp nằm ngang lộ thiên, chiều dày than trung bình 2,2m. Kết quả phân tích một số mẫu than bùn ở đây như sau:

- Độ ẩm: Wpt = 17,83%; Độ tro: Ak = 31,38%; Chất bốc: Vk = 44,43%; Hàm lượng phốt pho: P2O5 = 0,10%; Hàm lượng lưu huỳnh: S = 1,17%; Nhiệt lượng: Q = 1.992Kcal/kg; Độ pH = 3,65.

Than bùn ở đây có trữ lượng tài nguyên dự báo là 1,033 triệu tấn. Tuy nhiên nhiệt lượng không cao và điều kiện khai thác chỉ ở quy mô nhỏ, mục đích sử dụng hợp lý nhất vẫn là làm phân hữu cơ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

6. Tb06 - Điểm mỏ than bùn Yên Thái (Chằm Dâm), huyện Sông Lô:

Điểm mỏ này cán bộ địa chính xã Đồng Thịnh cho biết đã được Nông trường Tam Đảo khai thác từ những năm 60 của thế kỷ XX và hoạt động khai thác khoảng 10 năm thì dừng lại. Căn cứ vào điều kiện địa hình đã khoanh định được ranh giới thân quặng. Vị trí điểm than bùn Yên Thái được giới hạn bởi tọa độ:

X = (2.362.864  2.363.383) ; Y = (545.178  545.491) Than lộ thiên dưới dạng lớp dày 2÷3 m, trung bình 2,4m; diện tích phân bố khoảng 9,72 ha. Tài nguyên dự báo là 0,155 triệu tấn than bùn.

Than bùn ở đây có trữ lượng không lớn, thích hợp cho việc khai thác để sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp.

So với các tỉnh thành trong cả nước, quy hoạch đã xác định trữ lượng tài nguyên khoáng sản than bùn của tỉnh là 12,059 triệu tấn. Tổng hợp các mỏ và trữ lượng, tài nguyên than bùn của tỉnh được tổng hợp trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tổng hợp các mỏ than bùn tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu baocaochitietQHTB (Trang 30 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w