DỰ BÁO NHU CẦU KHOÁNG SẢN THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu baocaochitietQHTB (Trang 51 - 107)

TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

3.1.1. Một số phương hướng sử dụng than bùn tại Việt Nam và trên Thế giới

Không chỉ dùng làm chất đốt, hiện nay than bùn còn được nghiên cứu sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

a) Trong các lĩnh vực năng lượng:

Than bùn được dùng để sản xuất các loại khí đốt và công nghiệp như: nấu thuỷ tinh, gốm sứ, sinh hoạt dân dụng,… và có thể sử dụng để làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện công suất nhỏ đến trung bình. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng của than bùn dùng cho mục đích này được xác định bằng các thông số như: nhiệt lượng, độ tro, độ ẩm, hàm lượng lưu huỳnh; trong đó độ tro không được quá cao và nhiệt lượng phải đủ lớn.

b) Cốc hoá than bùn:

Cốc hoá than bùn là quá trình tinh chế nguyên liệu than bùn bằng phương pháp trưng cất khô trong các lò luyện than cốc từ than bùn. Sau quá trình trưng cất người ta thu được một chất rắn, đó là than cốc và các sản phẩm của nó. Các sản phẩm phụ này có thể chế biến các hoá mỹ phẩm khác nhau như sáp, phê non, dấm,…Để cốc hoá than bùn, đòi hỏi than bùn phải có các tiêu chuẩn: thành phần keo không quá 5% và độ phân huỷ không nhỏ hơn 35%.

c) Nguyên liệu hoá học và các ngành công nghiệp khác:

Than bùn là nguyên liệu rất phong phú phục vụ cho việc chế biến các sản phẩm như cồn, axit humic, bitum và men gia súc. Để làm nguyên liệu hoá học, than bùn phải có độ phân huỷ > 15%.

- Sản xuất chất kích thích sinh trưởng: đó là những chất có hoạt tính sinh học mạnh có trong than bùn, chủ yếu là axit humic.

- Thức ăn gia súc: sản xuất các men chăn nuôi từ than bùn.

- Sáp than bùn: sáp được tách ra từ than bùn. Hàm lượng sáp tuỳ thuộc vào chất bitum có trong than bùn. Loại sáp này được dùng trong các ngành công nghiệp: đúc chính xác, chất mỡ tráng khuôn và các sản phẩm khác cho ngành y và dược.

- Các chất hấp thụ: dùng cho việc xử lý nước thải, làm sạch khí thải, lọc và tẩy mẫu. Các chất hấp thụ thích hợp cho công tác bảo vệ môi trường.

- Các chất màu: được sản xuất than bùn để sơn các loại đồ gỗ.

- Các chất chống gỉ sét, sơn chống gỉ: các chất này được sản xuất từ than bùn ở dạng huyền phù có màu nâu thẫm.

d) Than bùn dùng để sản xuất phân bón:

- Phân bón than bùn: Rất nhiều loại phân bón được chế biến trên nền than bùn do đặc tính hàm lượng hữu cơ cao và sự có mặt của các chất hoạt tính sinh học mạnh. Điển hình là phân than bùn - humic dạng bột hoặc dạng viên. Phân bón vi sinh trên nền than bùn cũng là một sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường.

- Đóng bánh than bùn: Than bùn được đóng bánh để sử dụng cho nghề làm vườn (hoa, cây cảnh) và trồng rau màu. Việc sử dụng các chậu than bùn đóng bánh có khuynh hướng phát triển do giá thành rẻ, ít tốn lao động và đạt hiệu quả cao.

- Lót chuồng trại: Nhờ có khả năng hút nước và hấp thụ mạnh, than bùn thích hợp cho việc lót chuồng trại. Điều này giúp cải thiện vệ sinh chuồng trại như hút ẩm, hấp thụ các chất bài tiết của gia súc, khử một số vi khuẩn có hại,… Mục đích dùng than bùn lót chuồng trại cũng để thu nguồn phân bón có giá trị chung với phân chuồng.

3.1.2. Định hướng lớn về Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số: 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát:

Đến năm 2015, xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020, Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.

3.1.2.2. Các mục tiêu phát triển cụ thể:

a) Các mục tiêu về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn đến năm 2020 đạt: 14,0÷14,5 %/năm; Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2020 dự báo tỷ trọng dịch vụ khoảng trên 38%; nông, lâm, ngư nghiệp 3÷4%, công nghiệp và xây dựng 58÷60%.

GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2020 đạt khoảng 6.500÷7.000 USD. Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011÷2020 khoảng 30 %, đến năm 2020 xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD. Thực hiện vốn đầu tư xã hội và phát triển giai đoạn 2016 ÷ 2020 khoảng 280.000÷300.000 tỷ đồng.

b) Mục tiêu về xã hội:

Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu, và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo vào năm 2020 là 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 5%; giảm tỷ lệ sinh hàng năm khoảng 0,15 ‰; tốc độ tăng dân số tự nhiên dưới 1%/năm. Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia hiện nay.

Chất lượng môi trường nước: Giải quyết dứt điểm các điểm nóng ô nhiễm nguồn nước như: Đầm Vạc, Đầm Diệu, lưu vực sông Phan,…Xử lý nước thải tại các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường; Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch cho các khu vực đô thị. Chất lượng môi trường không khí: Giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt đối với nhà máy sắt thép, xi măng, chế biến thuỷ sản. Chất lượng môi trường đất: Xử lý các điểm ô nhiễm môi trường đất; thu gom và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại; thực hiện phân loại rác thải tại nguồn. Tăng tỷ lệ che phủ của rừng lên 26,7%.

Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch đạt trên 95% năm 2020. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100 % từ năm 2015.

d) Mục tiêu xây dựng nền an ninh quốc phòng:

Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, giảm tối đa các tệ nạn xã hội và bảo đảm bền vững môi trường ở các đô thị và nông thôn làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Quy hoạch đã định hướng ngành, lĩnh vực đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 như: Công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông lâm sản; công nghiệp khai khoáng và phát triển sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn vv...

Quy hoạch cũng đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu để thực hiện:

Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển; đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, trong đó tập trung xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển, đặc biệt là phát triển công nghiệp, du lịch v.v...; tăng cường đào tạo và thu hút nguồn nhân lực; tập trung các điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghệ, đồng thời có các giải pháp về môi trường và các giải pháp về cơ chế chính sách v.v...

3.1.3. Dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các khu vực lân cận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

3.1.3.1. Nhu cầu than bùn cho sản xuất phân hữu cơ sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc Theo phương hướng phát triển có tính đột phá của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tới 2030 đã được công bố thì cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn của tỉnh sẽ được phát triển thành nền nông nghiệp sinh thái sạch với công nghệ cao và công nghệ sinh học. Điều này là tiền đề cần thiết cho hướng sản xuất phân hữu cơ sinh học từ than bùn của tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 3.1: Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích

TT Chi tiêu

Các kỳ kế hoạch

Kỳ đầu đến năm 2020 Kỳ cuối năm 2030

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất trồng lúa 32.112,28 25,97 30.695,30 24,82 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 26.600,84 21,51 25.510,65 20,63 2 Đất trồng cây lâu năm 7.165,17 5,79 6.332,31 5,12 3 Đất rừng phòng hộ 5.717,32 4,62 6.936,75 5,61 4 Đất rừng đặc dụng 15.298,96 12,37 15.356,86 12,42 5 Đất rừng sản xuất 9.420,63 7,62 6.719,54 5,43 6 Đất nuôi trồng thủy sản 4.015,61 3,25 4.344,23 3,51

(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc)

Theo đánh giá thì nhu cầu phân hữu cơ sinh học cần thiết cho nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận là khá lớn. Căn cứ vào thành phần các chất tham gia sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, tỷ lệ tham gia của than bùn (có độ ẩm <20 %) trung bình là 60 %. Theo kinh nghiệm chế biến thì than bùn sau khi khai thác (thường có độ ẩm 40÷60 %) sẽ được loại bỏ các tạp chất để trở thành than bùn có thể sử dụng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, tỷ lệ thu hồi này dao động trong khoảng từ 60÷70 %. Theo tính toán, trung bình nhu cầu phân bón cho 1 ha ruộng lúa trong một vụ là 0,72 tấn. Trên cơ sở Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc đã được công bố năm 2013, thì nhu cầu than bùn tương ứng với diện tích trồng lúa của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 theo các giai đoạn được tính toán như sau:

  . .a F Q , tấn/vụ

Trong đó: Q - Khối lượng phân vi sinh cần cho 1 vụ lúa, tấn/vụ; F - diện tích đất nông nghiệp, ha; a - khối lượng phân vi sinh cần cho 1 ha lúa, a = 0,72 tấn/ha/vụ;  - tỷ lệ than bùn trên 1 kg phân vi sinh,  = 60 %;  - tỷ lệ thu hồi than bùn,  = 70 %.

Khối lượng than bùn cần thiết sản xuất phân vi sinh các giai đoạn ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Nhu cầu than bùn cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học phục vụ

trồng lúa của tỉnh Vĩnh Phúc từ 2015 đến năm 2030 Giai đoạn

Diện tích đất trồng lúa, ha

(Nguồn: quy hoạch sử dụng đất đến năm

2030)

Nhu cầu phân bón hữu cơ

sinh học, tấn/năm

Nhu cầu than bùn tương ứng, tấn/năm Từ 2015 ÷ 2020 32.112 19.818 20.000 Từ 2021 ÷ 2025 31.404 19.381 20.000 Từ 2026 ÷ 2030 30.695 18.943 20.000 55

Nếu coi nhu cầu phân bón làm từ than bùn dùng để cải tạo đất cho các loại cây trồng hàng năm và cây lâu năm khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 0,72 tấn/ha và tỷ lệ thu hồi than bùn khi khai thác là 60÷70 %, thì khối lượng than bùn cần thiết cho mục đích này từ năm 2015 đến năm 2030 như sau:

Bảng 3.3: Nhu cầu than bùn cho sản xuất phân bón cải tạo đất cho các loại cây trồng khác của tỉnh Vĩnh Phúc từ 2015 đến năm 2030

Giai đoạn

Diện tích đất trồng cây lâu năm, ha

(Nguồn: quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030)

Nhu cầu phân bón hữu cơ

sinh học, tấn/năm

Nhu cầu than bùn tương ứng, tấn/năm Từ 2015 ÷ 2020 7.165,17 3.908 4.000 Từ 2021 ÷ 2025 6.332,31 3.712 4.000 Từ 2026 ÷ 2030 6015 3.527 4.000

Do diện tích nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng bị thu hẹp, cho nên nhu cầu phân bón hữu cơ sinh học và phân bón cải tạo đất của tỉnh cũng bị giảm đi. Tuy nhiên, do các cơ sở khai thác và chế biến đã được đầu tư ở giai đoạn đầu, cho nên số lượng phân bón sản xuất ra vượt quá nhu cầu tiêu thụ trong địa bàn tỉnh ở các giai đoạn sau sẽ được bán cho các địa phương lân cận. Vì vậy, nhu cầu than bùn cho mục đích làm phân bón của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2015 đến 2030 được tổng hợp như trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Nhu cầu than bùn cho sản xuất phân bón

của tỉnh Vĩnh Phúc từ 2015 đến năm 2030

Giai đoạn Nhu cầu than bùn tương ứng, tấn/năm

Từ 2015 ÷ 2020 24.000

Từ 2021 ÷ 2025 24.000

3.1.3.2. Nhu cầu than bùn cho sản xuất phân hữu cơ sinh học của tỉnh các tỉnh lân cận

Tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí giáp với các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Nội. Các tỉnh trên đều có diện tích đất nông nghiệp và đất trông cây lâu năm lớn do đó cần một lượng lớn phân bón mỗi năm. Theo quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh đến năm 2030 thì nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp tương ứng với khối lượng phân vi sinh như sau:

Bảng 3.5: Nhu cầu than bùn cho sản xuất phân bón của tỉnh các tỉnh lân cận

Tỉnh

Diện tích đất trồng lúa và đất trồng cây lâu

năm, ha

(Nguồn: quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

các tỉnh)

Nhu cầu phân bón hữu cơ sinh

học, tấn/năm

Nhu cầu than bùn tương ứng, tấn/năm Giai đoạn đến năm 2020

Hà Nội 109.332 67.473 67.000

Tuyên Quang 25.674 15.845 16.000

Thái Nguyên 82.889 51.154 51.000

Phú Thọ 87.171 53.797 54.000

Giai đoạn đến năm 2030

Hà Nội 103.580 63.924 64.000

Tuyên Quang 25.250 15.583 16.000

Thái Nguyên 80.197 49.493 49.000

Phú Thọ 79.145 48.844 49.000

Như vậy, trong những năm tới, nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận là rất lớn. Tuy nhiên, việc cung cấp phân vi sinh sang các tỉnh lân cận sẽ là không nhiều do còn các nhà sản xuất khác cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Để có thể phát triển thị trường phân vi sinh hiện tại phải xây dựng xưởng chế biến để đáp ứng về chất lượng và dịch vụ yêu cầu theo điều kiện từng vùng. Do đó, sau năm 2020 việc cung cấp phân vi sinh ra ngoài tỉnh đáp ứng một phần nhu cầu các tỉnh khác là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Với nguồn tài nguyên than bùn khá lớn, chất lượng phù hợp cho sản xuất phân bón, Vĩnh Phúc hoàn toàn có thể tận dụng nguồn tài nguyên này để phát triển kinh tế trên khu vực.

3.1.3.3. Nhu cầu than bùn sử dụng làm chất đốt và nhiên liệu cho phát điện của tỉnh Vĩnh Phúc

Theo “Dự án quy hoạch khai thác, chế biến than bùn phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn” của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, thì khoảng 10 % trữ lượng than bùn sẽ được sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện. Nhu cầu điện năng đối với tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn, theo quy hoạch điện lực tỉnh thì nhu cầu dùng điện trong thời gian tới ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Nhu cầu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Năm Thành phần Nhu cầu

2015 Công suất (MW) Điện thương phẩm (GWh) Điện nhận (GWh) 410 2.049 2.227 2020 Công suất (MW) Điện thương phẩm (GWh) Điện nhận (GWh) 780 4.130 4.441

(Nguồn: Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015)

Nếu sử dụng nguồn than bùn hiện có cho phát điện với công suất khoảng 5 % lượng điện năng tiêu thụ vào năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc (dự kiến là 4,441 tỷ kWh), thì nhu cầu than bùn cần thiết cho mục đích này khoảng 100.000 tấn/năm (Với than bùn có nhiệt năng khoảng 2.000 kcal/kg thì định mức tiêu hao là 7,94 kg/W). Công suất của nhà máy nhiệt điện tương ứng với việc sử dụng

Một phần của tài liệu baocaochitietQHTB (Trang 51 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w