Tình trạng siêu lạm phát

Một phần của tài liệu BCA093+(1) (Trang 29 - 30)

Thời gian gần đây, những người ủng hộ Tổng thống Maduro đã kêu gọi chính phủ xử lý dứt điểm sự tồn tại của “chợ đen lương thực”, vốn tận dụng sự khan hiếm hàng hóa để bán lại các nhu yếu phẩm cần thiết với giá cao ngất ngưởng trong bối cảnh Venezuela đang chìm trong cuộc khủng hoảng lạm phát. Trong thời gian qua, các biện pháp đấu tranh đối với thị trường hối đoái "chợ đen" cũng không đem lại hiệu quả. Sự tồn tại của thị trường hối đoái "chợ đen" nhiều lần khiến cho nền tài chính của Venezuela gần như sụp đổ. Tổng thống Maduro đã cam kết thực hiện nhiều thay đổi về chính sách kinh tế, và một trong những biện pháp đó có thể là việc chấm dứt sự kiểm soát của nhà nước về tỷ giá hối

đoán, hoặc chí ít là tạo ra một tỷ giá linh hoạt hơn. Điều này có thể giúp giảm bớt sức ép phải giữ đồng USD trước sự mất giá của đồng Bolivar.

Các chuyên gia cũng chỉ ra một trong những mục tiêu của chính phủ Venezuela trong việc tổ chức bầu cử sớm là nhằm bảo đảm thắng lợi và có thời gian để áp dụng những biện pháp kinh tế mạnh mà không bị mất đi sự ủng hộ của nhân dân, trong đó có việc tăng giá xăng. Nhiều khả năng ngay trong tuần này sẽ có những biện pháp điều chỉnh được chỉnh phủ đưa ra.

2. Dầu mỏ

Tổng thống Maduro có vẻ như đang có được chút lợi thế trước việc giá dầu thô đang đi lên và đạt mức cao nhất kể từ năm 2014. Chính việc giá dầu lao dốc trong những năm gần đây là nguyên nhân khiến Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng không lối thoát hiện nay. Mặc dù vậy, quốc gia Nam Mỹ này vẫn không thể tận dụng được cơ hội giá dầu tăng trong thời điểm hiện tại do khả năng khai thác của Tập đoàn Dầu khí Nhà nước PDVSA bị sụt giảm. Hiện sản lượng của Venezuela chỉ ở mức 1,5 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

Việc nguồn thu từ dầu mỏ sụt giảm khiến Venezuela không có ngoại tệ để tái đầu tư, trong khi các công ty dầu khí tư nhân và các công ty liên doanh cũng không dám mạo hiểm vì muốn chờ đợi cơ hội tốt hơn.

Các biện pháp trừng phạt của quốc tế, đặc biệt là của Mỹ, không chỉ nhằm vào chính phủ Venezuela mà còn nhằm vào cả tập đoàn PDVSA, khiến cho nguy cơ doanh nghiệp này không thể thanh toán các khoản nợ là hiện hữu. Ví dụ, công ty Conoco Phillips đang yêu cầu các tòa án quốc tế thu giữ tài sản của PDVSA để buộc công ty này phải thanh toán khoản nợ 2 tỷ USD. Chính phủ Maduro cũng từng cam kết sẽ điều chỉnh các chính sách kinh tế để không phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, song dường như đây vẫn là công cụ thu ngoại tệ chính của nước này trong một thời gian dài nữa.

Một phần của tài liệu BCA093+(1) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w