cho người dân, khắc phục tình trạng dư thừa, giá giảm gây thiệt hại cho người sản xuất; dự báo và xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ nông sản chính (vải, nhãn, cam, thanh long... ); xây dựng hình ảnh sản phẩm thông qua nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Đối với thị trường trong nước: (i) Phối hợp và hướng dẫn các địa phương xúc tiến quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản hàng hóa có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội thảo, diễn đàn; kết nối đưa nông sản địa phương, vùng miền vào các chuỗi siêu thị bán buôn, bán lẻ; (ii) Đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản, chỉ dẫn địa lý; tổ chức giới thiệu quảng bá sản phẩm thuộc Chương trình OCOP gắn với địa phương, vùng miền; tăng cường hoạt động kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho người dân; (iii) Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; (iv) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS năm 2020 đạt trên 42 tỷ USD;trong đó các sản phẩm trồng trọt trên 20 tỷ USD, thủy sản trên 10 tỷ USD, lâm nghiệp trong đó các sản phẩm trồng trọt trên 20 tỷ USD, thủy sản trên 10 tỷ USD, lâm nghiệp trên 11,5 tỷ USD, các mặt hàng chăn nuôi trên 0,7 tỷ USD.
3. Phát triển nông thôn, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Chương trìnhMTQG xây dựng nông thôn mới MTQG xây dựng nông thôn mới