V. ĐÁNH GIÁ CÁC PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG EU ĐỐI VỚI MẬT
5.2.5. Khoảng cách giữa mật ong Việt Nam với phân đoạn thị trường mật ong tiêu dùng hữu
hữu cơ EU
Bảng 5.5. Khoảng cách giữa mật ong Việt Nam với phân đoạn thị trường mật ong tiêu dùng hữu cơ EU Hổ phách sẫm đa hoa Hổ phách đa hoa Hổ phách nhạt đa hoa Nhãn Cà phê Bạc hà Chất lượng PI: tuân thủ với yêu cầu về chất lượng
Những nhà xuất khẩu Việt Nam đã triển khai quản lý chất lượng và không có vấn đề nào trong Hệ thống cảnh báo sớm của Châu Âu về Thực phẩm (RASFF) kể từ năm 2005. Mặc dù vậy, cả nguồn tin trong nước và quốc tế đều cho rằng một số nhà xuất khẩu Việt Nam gặp phải vấn đề về tuân thủ Mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật /hóa chất và mật ong chưa chín (HMF/độ ẩm cao)
Chứng chỉ PI: chứng nhận tuân thủ theo tiêu chuẩn EU về hữu cơ
Hiện tại, các nhà xuất khẩu Việt Nam không có chứng chỉ hữu cơ; chứng nhận hữu cơ về lý thuyết là có thể có ở những vùng không có độ thâm dụng nông nghiệp nhiều nhưng khó có thể tìm thấy những khu vực như vậy trong thực tiễn
Giá PI: < 3 Euro
/kg Không có giá Giá mật ong long nhãn hữu cơ của Việt Nam (> 5 Euro/kg) là quá cao trên thị trường hữu cơ
Giá mật ong cà phê hữu cơ của Việt Nam (> 2,6 Euro/kg) là khá cao trên thị trường hữu cơ
Giá mật ong bạc hà hữu cơ của Việt Nam (> 20
Euro/kg) là quá cao trên thị trường hữu cơ
Kết luận Không phù hợp Không phù
hợp
Không phù hợp
Không phù hợp
Nguồn: Nghiên cứu của CBI và VIETRADE về tiềm năng xuất khẩu chè Việt Nam sang EU
Tình hình hiện tại
Việt Nam không xuất khẩu mật ong hữu cơ vì không có hoạt động nuôi ong hữu cơ được chứng nhận.
Tiềm năng tương lai
Mặc dù không có nuôi ong hữu cơ được chứng nhận, Viêt Nam có tiềm năng tốt để tiếp cận vào phân đoạn thị trường hữu cơ trong tương lai gần. Việt Nam có diện tích tự nhiên lớn có thể đáp ứng yêu cầu đối với nuôi ong hữu cơ. Bằng việc đặt các tổ ong ở những vùng này và áp dụng nuôi ong hữu cơ, về mặt kỹ thuật có thể tạo ra mật ong hữu cơ được chứng nhận. Nhưng liệu việc nuôi ong hữu cơ như vậy ở những vùng này có thể hiệu quả về mặt kinh tế hay không lại là một câu hỏi khác. Những khu vực này cần có đủ cây và hoa cho ong và những người nuôi ong phải tiếp cận được. Chuyển tổ ong trong một năm đến những khu vực khác với cây, hoa là một thách thức khác. Tất cả những khu vực này sẽ phải đáp ứng yêu cầu cho nuôi ong hữu cơ hoặc ong hữu cơ phải được thu hoạch trước khi chuyển đến một vùng khác không đáp ứng được những yêu cầu này. Cần nghiên cứu khả thi về mặt kinh tế đối với nuôi ong hữu cơ nếu thị trường ong hữu cơ là một thị trường hấp dẫn đối với Việt Nam.