Động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Bai giang NLCB hp2 2018 (1) (Trang 79)

I. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

b. Động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

“Tất cả những phong trào lịch sử từ trước đến nay đều là do thiểu số thực hiện, hoặc là mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số”.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động ra khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, đưa lại cuộc sống ấm no hạnh phúc nhân dân lao động, do vậy thu hút được sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động trong suốt quá trình cách mạng.

Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, do vậy ngày càng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng trong xã hội hiện đại.

Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp này trở thành động lực to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ giành được thắng lợi khi lôi kéo được giai cấp công nhân đi theo mình.

Trí thức là lực lượng quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đấu tranh giành chính quyền những người trí thức được giác ngộ lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin là lực lượng quan trọng trong công tác truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào của quần chúng nhân dân lao động. Các lực lượng tiến bộ khác trong xã hội liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một động lực tổng hợp của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đó là lực lượng của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, bảo vệ môi trường, tái tạo tài nguyên, sinh thái, chống bùng nổ dân số, phòng chống bệnh tật hiểm nghèo…

Động lực tổng hợp của cách mạng là khối liên minh công - nông - trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân.

Một phần của tài liệu Bai giang NLCB hp2 2018 (1) (Trang 79)