1. Chủ nghĩa tư bản – không phải là tương lai của xã hội loài người
Giáo viên giảng
2. Chủ nghĩa xã hội – tương lai của xã hội loài người
Giáo viên giảng
Nội dung giảng dạy
I. Chủ nghĩa xã hội hiện thực
1 Các mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiêntrên thế giới. trên thế giới.
a. Cách mạng Tháng Mười Nga
Ngày 7 tháng 11 năm 1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng bônsêvích Nga, đứng đầu là V.I.Lênin đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa phá tan dinh luỹ cuối cùng của Chính phủ lâm thời tư sản, báo hiệu sự toàn thắng của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành “toàn bộ chính quyền về tay Xô viết”. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước Xô viết do V.I.Lênnin đứng đầu, đã ra đời trong “mười ngày rung chuyển thế giới”.
Cách mạng Tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội tiên phong của họ là Đảng Bônsêvich lãnh đạo. Cách mạng Tháng Mười đã dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một xã hội không có tình trạng người bóc lột người.
Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, lịch sử đã mở ra một con đường mới cho sự giải phóng các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Nó đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
b. Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới
Mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Từ sau Cách mạng Tháng Mười đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất.
Điều kiện xây dựng một chế độ cực kỳ khó khăn và phức tạp: Nền kinh tế vốn lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó là nội chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc và bị bao vây cấm vận về kinh tế.
Từ năm 1918 đến mùa xuân 1921 để đảm bảo cung cấp lương thực cho quân đội, cho tiền tuyến, cho công nhân và nhân dân thành thị trong điều kiện lương thực cực kỳ khan hiếm, Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là V.I.Lênnin đã đề ra chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hoá tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyền, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách mạng khác.
Đến tháng 3 năm 1921, sau khi nội chiến kết thúc, tại Đại hội X Đảng Cộng sản Nga với việc đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP), V.I.Lênnin đã chỉ rõ trong những điều kiện mới, việc sử dụng những hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách này. Thời kỳ Chính sách cộng sản thời chiến đã kết thúc, giờ đây với việc thực thi NEP thì chủ nghĩa tư bản nhà nước là một trong những hình thức rất thích hợp để giúp nước Nga Xô viết nhanh chóng khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế sau chiến tranh và ngăn chặn những nảy sinh tự phát của nền sản xuất hàng hoá nhỏ- mầm mống của sự phục hồi chủ nghĩa tư bản.
Sở dĩ chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới điều điện chuyên chính vô sản có ý nghĩa quan trọng và tác dụng to lớn như vậy vì như định nghĩa của V.I.Lênnin – đó là thứ chủ nghĩa tư bản có liên quan với Nhà nước. Nhà nước đó là nhà nước của giai cấp vô sản, là đội tiên phong của chúng ta. Thông qua việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, giai cấp vô sản có thể học tập, kế thừa và phát huy có chọn lọc tất cả những tài sản vật chất - kỹ thuật và tinh hoa chất xám trong kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các nhà tư bản cũng như tri thức khoa học - kỹ thuật và trình độ khoa học quản lý kinh tế của các chuyên gia tư sản. Nhà nước vô sản có thể sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước như là một hệ thống các chính sách, công cụ, biện pháp nhằm điều tiết mọi hoạt động của các xí nghiệp tư bản còn tồn tại trong thời kỳ quá độ, nhằm hướng tới mục đích vừa sử dụng vừa cải tạo bằng phương pháp hoà bình đối với các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa và sản xuất nhỏ.
Với ý nghĩa đó, chủ nghĩa tư bản nhà nước còn có thể coi là một trong những phương thức, phương tiện, con đường có hiệu quả trong việc thúc đẩy xã hội hoá và làm tăng nhanh lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội mà kết quả căn bản của sự xã hội hóa này là thể hiện ở việc phát triển ngày càng mạnh mẽ một nền sản xuất hàng hoá này là thể hiện ở việc phát triển ngày càng mạnh mẽ một nền sản xuất hàng hoá quá độ xã hội xã hội chủ nghĩa, giai đoạn trung gian của nền sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
2. Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó.
a. Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời bao gồm các nước Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, Anbani, Mông Cổ, Trung Quốc; Triều Tiên, Việt Nam (sau này thêm Cuba) đi the mô
hình chủ nghĩa xã hội Xô viết. Năm 1960, tại Matxcơva, Hội nghị 81 Đảng cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới đã ra tuyên bố và khẳng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”
b. Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực
Thành tựu trên lĩnh vực chính trị - xã hội
- Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới.
- Ở các nước xã hội chủ nghĩa cơ bản đã xoá bỏ các giai cấp bóc lột địa chủ, tư sản
- Các Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện một hệ thống chính sách xã hội vì con người bao gồm chính sách việc làm, chính sách nhà ở, chính sách giáo dục, chính sách y tế chăm sóc sức khoẻ..
- Chủ nghĩa xã hội phát triển tác động mạnh vào chính sách các nhà tư sản buộc các nhà nước tư bản phải điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại cả về kinh tế, chính trị theo hướng có lợi cho nhân dân lao động.
Nhóm các nước xã hội chủ nghĩa quan tâm một cách sâu sắc và toàn diện tới thế hệ trẻ, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ.
* Thành tựu trên lĩnh vực kinh tế
- Xét trên lĩnh vực kinh tế đến năm 1970 công nghiệp ở Châu Âu chiếm 40% giá trị công nghiệp thế giới, trong số 20 nước phát triển thế giới có 4 nước xã hội chủ nghĩa ( Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Ba lan, Hunggari) trong đó Liên Xô trở thành một trong hai siêu cường của thế giới.
Trong hơn bảy mươi năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội trên quy môn lớn với trình độ hiện đại, đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười so với các nước phát triển khác bị lạc hậu từ 50 đến 100 năm. Khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ bằng 1/22 của Mỹ cùng thời. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn Liên Xô đã trở thành một trong hai siêu cường của thế giới. Năm 1985, thu nhập quốc dân của Liên Xô bằng 66% của Mỹ, sản lượng công nghiệp bằng 85% của Mỹ. Với công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, Liên Xô đã trở thành một nước có trình độ học vấn cao, thu được những thành tựu đáng kể trong việc chăm sóc sức khoẻ, phát triển y tế và đảm bảo phúc lợi xã hội cho nhân dân lao động. Trước cách mạng Tháng Mười, ¾ nhân dân Nga mù chữ, chỉ sau 20 năm, nạn mù chữ đã xoá xong. Vào cuối năm 1980, Liên Xô là một trong những nước có trình độ học vấn cao nhất thế giới (164 triệu người có
trình độ trung học và đại học, số lượng các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực cũng đứng vào hàng đầu thế giới).
* Thành tựu trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật:
- Chủ nghĩa xã hội ra đời tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật rất nhanh. Liên Xô mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng sau 4 năm đến năm 1949 Liên Xô đã thực hiện thành công bom nguyên tử.
- Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến tranh huỷ diệt, bảo vệ hoà bình thế giới.
- Ngay tại các nước phương Tây, nhân dân lao động được sức hấp dẫn thực tế của chủ nghĩa xã hội đã đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, các phúc lợi xã hội… với sức ép của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phương tây đã phải nhượng bộ và chấp nhận thực tế rất nhiều yêu sách đó.