Tác động của dự án:

Một phần của tài liệu 1550563.DOC (Trang 25 - 27)

10.1. Phân tích tác động của dự án đối với đối tượng thụ hưởng:

Tiếp theo thành công của các Dự án giai đoạn 1 và giai đoạn 2, ngành thuế đã xây dựng được một số kết quả đầu ra thông qua các hoạt động của chuyên gia dài hạn, ngắn hạn và các khoá đào tạo. Dự án đã chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản, các bí quyết quản lý thuế cho các cán bộ của Tổng cục Thuế cũng như các Cục Thuế những kiến thức cần thiết để cải tiến và hiện đại hóa công tác quản lý thuế.

Trong dự án Cải cách quản lý hành chính thuế giai đoạn 3, Tổng cục Thuế dự kiến xây dựng các kết quả đầu ra thực tế bao gồm một Chương trình giảng dạy thuế quốc tế tại Trường nghiệp vụ thuế và một bộ tài liệu

giảng dạy phục vụ cho chương trình cũng như đào tạo một số giảng viên về thuế quốc tế để triển khai chương trình. Đây là các yếu tố vật chất thiết thực nhất để trang bị kiến thức thuế quốc tế cho cán bộ ngành thuế.

Một kết quả cụ thể khác của dự án là việc tư vấn cho quá trình dự thảo Thông tư mới về đại lý thuế với sự tham gia tư vấn của cơ quan thuế Nhật Bản. Trên cơ sở khung pháp lý này, cùng với một số hoạt động (hội nghị, hội thảo,…) do Tổng cục thuế phối hợp với Hội tư vấn thuế Việt Nam tiến hành sẽ góp phần tăng cường quan hệ giữa các đại lý thuế và cơ quan thuế; đồng thời, nâng cao hiểu biết của người nộp thuế về vai trò của đại lý thuế.

10.2. Phân tích tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dự án saukhi kết thúc: khi kết thúc:

Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan thuế để hỗ trợ cho triển khai thành công cơ chế tự khai tự nộp, cụ thể là tăng cường năng lực trong lĩnh vực quản lý thuế quốc tế. Đặc biệt, việc tạo ra một khung pháp lý minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế cho hoạt động của các đại lý thuế, việc tạo ra một sự gắn kết ba bên Cơ quan thuế – Đại lý thuế - Người nộp thuế sẽ có tác dụng rất thiết thực đối với sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, dự án có tác động tích cực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sau khi dự án kết thúc.

XI. Rủi ro:

Do đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật Cải cách quản lý hành chính thuế nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ ngành thuế cấp Tổng Cục và một số cán bộ chủ chốt của các Cục Thuế nhất là có một số khoá đào tạo nước ngoài cho đội ngũ giảng viên của Trường nghiệp vụ Thuế. Cán bộ tham gia các khoá đào tạo này hầu hết là các cán bộ có năng lực, trình độ tiếng Anh tốt và có khả năng phát triển. Trong điều kiện nền sự di chuyển của các nguồn lực về

con người cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của qui luật thị trường; và bản thân ngành thuế cũng đang trong quá trình tiếp tục thực hiện việc luân chuyển cán bộ, cho nên, việc các cán bộ sau khi đã được đào tạo có thể sẽ chuyển sang công tác trong lĩnh vực khác hoặc chuyển ra khỏi ngành thuế là một thực trạng và khó khăn cho ngành thuế. Đây cũng là một vấn đề đã được xác định trong các Dự án giai đoạn trước.

Giải pháp của ngành thuế trong vấn đề này là khi lựa chọn cán bộ để đào tạo, cần tìm hiểu tâm tư nguyện vọng để xác định khả năng công tác lâu dài trong ngành thuế của cán bộ đó, đồng thời, yêu cầu cán bộ có cam kết phục vụ ngành thuế ít nhất trong vòng 5 năm sau khi kết thúc đào tạo. Đồng thời, có chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị sử dụng, bố trí cán bộ công tác đúng lĩnh vực đã được đào tạo nhằm phát huy những kiến thức đã được đào tạo phục vụ cho dự án nói riêng và ngành thuế nói chung.

Ngoài ra, để đưa ra giải pháp cho vướng mắc của giai đoạn 2 về việc kiến thức và kinh nghiệm từ các bài giảng được xây dựng trong phạm vi Dự án đôi lúc vẫn có những sự không phù hợp với trình độ hiểu biết của các học viên và phù hợp với điều kiện thực tế, Tổng cục sẽ nghiên cứu và xây dựng nội dung bài giảng trong giai đoạn 3 dựa trên sự tìm hiểu thấu đáo về điều kiện thực tiễn của Việt Nam, trình độ cán bộ và cách tiếp cận phù hợp để các bài giảng này thực sự mang lại kiến thức bổ ích cho học viên.

Một phần của tài liệu 1550563.DOC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w