MINH, TẠM ĐÌNH CHỈ VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ

Một phần của tài liệu 20210803_BC-Chuyen-de (Trang 33 - 35)

- Tin báo: Võ Thị Song Vân trú P.8, Quận 3, TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu tội buôn bán hàng giả xảy ra tại TP Quy Nhơn.

MINH, TẠM ĐÌNH CHỈ VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ

TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ 1. Giải pháp khắc phục

Để làm tốt công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát các vụ án tạm đình chỉ, vụ việc tạm đình chỉ, vụ việc tạm dừng xác minh Viện KSND hai cấp tỉnh Bình Định thực hiện một số nội dung sau:

- Chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra thực hiện tốt việc phân loại, thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Nâng cao trách nhiệm của KSV trong công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Nâng cao trách nhiệm của KSV trong việc yêu cầu Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ và phải đánh giá chứng cứ thật đầy đủ, khách quan, toàn diện; chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội phải được cân nhắc, đánh giá thận trọng trước khi đề xuất Lãnh đạo Viện phê chuẩn quyết định của Cơ quan điều tra.

- Kiểm sát chặt chẽ việc ra Quyết định tạm đình chỉ của Cơ quan điều tra đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, tránh việc lạm dụng các lý do không đúng để tạm đình chỉ. Giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cần có sự trao đổi thống nhất trước khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra.

- Kiểm sát viên cần nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ để thực hiện tốt hoạt động này. Khi tiếp nhận quyết định tạm đình chỉ và hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải kiểm tra thời hạn điều tra vụ án (căn cứ vào ngày, tháng, năm Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án); chủ thể ban hành quyết định tạm đình chỉ (là thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án); căn cứ Tạm đình chỉ của Cơ quan điều tra trong từng vụ án.

- Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với vụ án, Kiểm sát viên cần tích cực phát hiện những thiếu sót, những mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án để kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ hoặc giải thích rõ nguyên nhân, lý do chưa thực hiện các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát; phối hợp giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong hồ sơ, tránh để xảy ra vi phạm tố tụng dẫn đến áp dụng căn cứ tạm đình chỉ thiếu chính xác.

- Nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ kiểm sát án tạm đình chỉ, trong đó Kiểm sát viên phải kiểm tra chặt chẽ lý do tạm đình chỉ, căn cứ tạm đình chỉ, điều luật áp dụng cũng như hình thức, nội dung và thẩm quyền ban hành. Hồ sơ kiểm sát phải được trích cứu, photo lưu trữ đầy đủ các tài liệu tố tụng, các tài liệu chứng cứ quan trọng, các biên bản họp (nếu có), các báo cáo đề xuất của Kiểm sát viên và ý kiến chỉ

đạo của Lãnh đạo đơn vị. Hồ sơ chính và hồ sơ kiểm sát đều phải được sắp xếp, đánh số, đóng dấu bút lục.

- Chủ động cùng với Cơ quan điều tra nghiên cứu các tài liệu xác minh ban đầu về tội phạm để thống nhất quan điểm giải quyết đảm bảo các quyết định khởi tố, không khởi tố vụ án hình sự là có căn cứ và đúng pháp luật. Đối với các vụ việc phức tạp, có khó khăn trong thu thập, đánh giá chứng cứ, thì cùng nghiên cứu, xác định phương hướng xác minh, bổ sung chứng cứ xác định tội phạm để khởi tố tiến hành điều tra. Nhằm chủ động thực hiện tốt chức năng công tố ngay từ khi có thông tin về tội phạm.

- Khi vụ án được khởi tố, KSV phải xây dựng bản yêu cầu điều tra, kế hoạch kiểm sát điều tra. Bản yêu cầu điều tra vụ án phải thật chi tiết như việc lấy lời khai bị can, nhân chứng, người liên quan, bị hại, thu giữ thêm vật chứng, kế hoạch xác minh…Tùy theo từng vụ án mà giữa KSV và ĐTV có trao đổi và dự kiến thời gian hoàn thành yêu cầu điều tra. Tùy thuộc vào thời điểm và diễn biến của vụ án tiến hành phối hợp, bàn bạc, đánh giá chứng cứ, dự kiến các biện pháp điều tra tiếp theo, bảo đảm vụ án được xử lý chính xác.

- Lãnh đạo Viện KSND hai cấp cần quan tâm chỉ đạo hơn nữa đối với công tác giải quyết án tạm đình chỉ điều tra hình sự bảo đảm việc điều tra đúng thời hạn, tránh trường hợp khi vừa hết thời hạn điều tra mà chưa gia hạn điều tra đã quyết định tạm đình chỉ. Đặc biệt sau khi tạm đình chỉ phải có biện pháp yêu cầu Cơ quan điều tra thường xuyên xác minh, kiểm tra nhân khẩu làm rõ việc bị can bỏ trốn hay do đi làm ăn xa, hay có lý do khác...làm việc với gia đình (người thân) của bị can, vận động gia đình đưa bị can ra trình diện để được hưởng khoan hồng của Nhà nước.

- Thường xuyên phối hợp với Cơ quan điều tra đưa ra khỏi danh mục theo dõi án tạm đình chỉ mà chưa xác định được bị can nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và những vụ án tạm đình chỉ điều tra bị can khi có đủ điều kiện đình chỉ theo quy định tại Điều 230 BLTTHS năm 2015 và TTLT số 01/2020.

- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo và thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, Kiểm sát viên việc thực hiện tốt các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, TTLT số 01/2017, TTLT 01/2020 về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ.

- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án tạm đình chỉ, vụ việc tạm dừng xác minh, tạm đình chỉ. Trên cơ sở đó, để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức kinh nghiệm cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên về kỹ năng và phương pháp giải quyết các vụ án hình sự, tránh tình trạng vụ án đã khởi tố sau đó quá trình điều tra dẫn đến bế tắc, không xác định được bị can dẫn đến tạm đình chỉ.

- Lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục thường xuyên chỉ đạo, quản lý chặt chẽ vụ án, vụ việc tạm đình chỉ tại đơn vị mình, lưu trữ hồ sơ tạm đình chỉ

đúng quy định mỗi ngành, đảm bảo việc theo dõi, quản lý vụ án, vụ việc được chuyển giao thông suốt, khi có cán bộ chuyển công tác hoặc nghỉ hưu thì đội ngũ cán bộ kế thừa vẫn quản lý, theo dõi được.

- Phân công cán bộ, Kiểm sát viên quản lý chặt chẽ các vụ, việc tạm đình chỉ, tạm dừng xác minh. Lập riêng phần mềm theo dõi án tạm đình chỉ, tin báo tạm đình chỉ giúp cho việc quản lý, theo dõi được chặt chẽ, thường xuyên, không bỏ sót các vụ án tạm đình chỉ, tin báo tạm đình chỉ.

- Phân công cán bộ, Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm làm công tác giải quyết án hình sự, có kỹ năng kiểm sát các Quyết định tố tụng, nhất là các Quyết định tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ giải quyết tin báo tội phạm.

- Tăng cường kiểm sát chặt chẽ các thủ tục tố tụng về vụ, việc tạm đình chỉ, kịp thời phát hiện vi phạm yêu cầu Điều tra viên khắc phục. Bên cạnh đó, cần tổng hợp các vi phạm để ban hành kiến nghị khắc phục.

- Xây dựng mối quan hệ tốt giữa Viện kiểm sát với các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là mối quan hệ với Cơ quan điều tra, Tòa án để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ, việc tạm đình chỉ.

- Ngày 18/5/2021 Văn phòng Cơ quan điều tra Bộ Công an và Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy Viện KSND tối cao phối hợp, đã ban hành công văn số 2010 về việc giải đáp vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ, vụ việc tạm dừng giải quyết nên Viện kiểm sát hai cấp phối hợp Cơ quan điều tra cùng cấp thực hiện trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ, vụ việc tạm dừng giải quyết và việc thực hiện TTLT số 01/2020 để giải quyết tồn đọng một vụ án, vụ việc tạm đình chỉ quá lâu.

Một phần của tài liệu 20210803_BC-Chuyen-de (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w