0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

KHOA SƠ CẤP NGHỀ Trang 52Sau đây là chức năng của các đường dẫn tín hiệu:

Một phần của tài liệu SỬA CHỮA MAINBOARD PC VÀ LAPTOP (Trang 52 -53 )

Sau đây là chức năng của các đường dẫn tín hiệu:

Strobe (1): Với một mức logic thấp ở chân này, máy tính thông báo cho máy in biết có một byte đang sẵn sàng trên các đường dẫn tín hiệu để được truyền.

D0 đến D7: Các đường dẫn dữ liệu

Acknowledge: Với một mức logic thấp ở chân này, máy in thông báo cho máy tính

biết là đã nhận được kí tự vừa gửi và có thể tiếp tục nhận.

Busy (bận – 11): Máy in gửi đến chân này mức logic cao trong khi đang đón nhận

hoặc in ra dữ liệu để thông báo cho máy tính biết là các bộ đệm trong máy tính biết là các bộ đệm trong máy tính đã bị đầy hoặc máy in trong trạng thái Off-line.

Paper empty (hết giấy – 12): Mức cao ở chân này có nghĩa là giấy đã dùng hết.

Select (13): Một mức cao ở chân này, có nghĩa là máy in đang trong trạng thái kích hoạt (On-line).

Auto Linefeed (tự nạp dòng): Có khi còn gọi là Auto Feed. Bằng một mức thấp ở

chân này máy tính PC nhắc máy in tự động nạp một dòng mới mỗi khi kết thúc một dòng.

Error (có lỗi):Bằng một mức thấp ở chân này, máy in thông báo cho máy tính là đã

xuất hiện một lỗi, chẳng hạn kẹt giấy hoặc máy in đang trong trạng thái Off-Line.

Reset (đặt lại): Bằng một mức thấp ở chân này, máy in được đặt lại trạng thái được xác định lúc ban đầu.

Select Input: Bằng một mức thấp ở chân này, máy in được lựa chọn bởi máy tính. Qua cách mô tả chức năng của từng tín hiệu riêng lẻ ta có thể nhận thấy các đường dẫn dữ liệu có thể chia thành 3 nhóm:

 Các đường dẫn tín hiệu, xuất ra từ máy tính PC và điều khiển máy tính, được gọi là các đường dẫn điều khiển.

 Các đường dẫn tín hiệu, đưa các thông tin thông báo ngược lại từ máy in về máy tính, được gọi là các đường dẫn trạng thái.

 Đường dẫn dữ liệu, truyền các bit riêng lẻ của các ký tự cần in.

Từ cách mô tả các tín hiệu và mức tín hiệu ta có thể nhận thấy là: các tín hiệu Acknowledge, Auto Linefeed, Error, Reset và Select Input kích hoạt ở mức thấp. Thông qua chức năng của các chân này ta cũng hình dung được điều khiển cổng máy in.

Các đường dẫn của cổng song song được nối với ba thanh ghi 8bit khác nhau:  Thanh ghi dữ liệu

 Thanh ghi trạng thái  Thanh ghi điều khiển

Tám đường dẫn dữ liệu dẫn tới 8 ô nhớ trên thanh ghi dữ liệu còn bốn đường dẫn điều khiển Strobe, Auto Linefeed, Reset, Select Input dẫn tới bốn ô nhớ trên thanh ghi điều khiển, cuối cùng là năm đường dẫn trạng thái Acknowledge, Busy, Paper empty, Select, Error nối tới năm ô trên thanh ghi trạng thái. Riêng ở thanh ghi điều khiển còn phải chú ý tới một bit nữa được sử dụng cho mục đích ghép nối nhưng không được nối với ổ cắm 25 chân. Bit này có thể được sử dụng để xóa một bit ngắt liên quan với đường dẫn Acknowledge, vì vậy chưa đề cập đến đây.

Trên hình, thanh ghi dữ liệu được chỉ rõ là hai hướng dữ liệu có thể được xuất ra các chân D0 đến D7 hoặc đọc vào. Thanh ghi điều khiển cũng là hai hướng, thanh ghi trạng thái chỉ có thể được đọc và vì vậy gọi là một hướng.

Ta có thể trao đổi với 3 thanh ghi này như thế nào? Hệ điều hành DOS dự tính đến bốn cổng song song và đặt tên là: LPT1, LPT2, LPT3 và LPT4. Tuy vậy, hầu hết các máy tính PC đều chỉ có nhiều nhất hai cổng song song, và cho đến nay với lí do giảm giá thành, cổng song song chỉ còn lại một. Về mặt phần cứng, các nhà sản xuất đã dự tính bốn nhóm, mỗi nhóm 3 địa chỉ, để trao đổi với từng ô nhớ trên thanh ghi của mỗi giao diện. Ta có thể nhận thấy các địa chỉ thanh ghi nằm kế tiếp nhau.

Một phần của tài liệu SỬA CHỮA MAINBOARD PC VÀ LAPTOP (Trang 52 -53 )

×