Thuật toán tính ngưỡng điện áp dòng điện xoay chiều 1 Tuyến bàn tay-bàn tay

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN NGƯỜI VÀ GIA SÚC - PHẦN 5: GIÁ TRỊ NGƯỠNG ĐIỆN ÁPTIẾP XÚC ĐỐI VỚI CÁC ẢNH HƯỞNG SINH LÝ (Trang 31 - 32)

B.3.2.1. Tuyến bàn tay-bàn tay

Các giá trị Zh-h và lh-h đã được ước tính đối với mỗi điện áp tiếp xúc Vt h-h. Bây giờ có thể vẽ các đồ thị biểu diễn các dòng điện chạy qua cơ thể người như một hàm của điện áp tiếp xúc Vh-h.

Ngoài ra, cần phải xếp chồng các giá trị của ngưỡng điện áp tối thiểu tương ứng với các ảnh hưởng sinh lý được xem xét. Các ngưỡng, đối với tuyến bàn tay-bàn tay, được cho trong Bảng 3:

Bảng 3 - Ngưỡng dòng điện xoay chiều lớn nhất tương ứng với khoảng thời gian dòng điện chạy qua cho mỗi ảnh hưởng dòng điện được xem xét và cho tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay

Ngưỡng dòng điện

(mA) 0,01 s 0,02 s 0,06 s 0,1 s 0,2 s 0,6 s 1 s 2 s 6,8 s 10 s Phản ứng giật mình 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Phản ứng mạnh của cơ 200 135 73 55 37 20 15 10 5 5 Rung tâm thất 1 250 1 238 1 175 1 000 650 200 125 105 100 100 Đối với khoảng thời gian của dòng điện là 200 ms, đường dòng điện tiếp xúc cắt đường cong ngưỡng dòng điện phản ứng giật mình (SR) 0,5 mA ở 0,5 V, cắt đường cong ngưỡng dòng điện ảnh hưởng cơ (ME) 37 mA ở 35 V và cắt đường cong ngưỡng dòng điện rung tâm thất (VF) 650 mA ở 438 V (xem Hình C.1).

Hình B.4 - Ví dụ về giản sơ đồ ước lượng ngưỡng phản ứng cơ mạnh và ngưỡng rung tâm thất đối với dòng điện xoay chiều, tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay, diện tích tiếp xúc rộng và

tình trạng khô, khoảng thời gian dòng điện là 10 ms

Trong ví dụ đưa ra ở Hình B.4, các đường cong được vẽ trong các hệ trục loga-loga trông như đường thẳng. Do đó việc tính toán các giá trị tương ứng với các điểm cắt các đường cong bằng cách sử dụng nội suy logarit có thể coi là hợp lý.

Tất cả các tính toán mô tả ở trên phải được thực hiện cho các giá trị khác nhau của tham số sau: - tình trạng của da (khô, ướt nước, ướt nước muối);

- diện tích tiếp xúc của da (nhỏ, trung bình, lớn); - thời gian dòng điện chạy qua.

B.3.2.2. Tuyến hai bàn tay-hai bàn chân

Phương pháp tương tự được áp dụng cho cho tuyến dòng điện này chạy qua cơ thể người. Áp dụng các giá trị khác nhau của ngưỡng dòng điện tối thiểu như thể hiện ở Bảng 4:

Bảng 4 - Ngưỡng dòng điện xoay chiều lớn nhất tương ứng với khoảng thời gian dòng điện đối với mỗi ảnh hưởng dòng điện được xét, tuyến dòng điện hai bàn tay-hai bàn chân

Ngưỡng dòng điện (mA) 0,01 s 0,02 s 0,06 s 0,1 s 0,2 s 0,6 s 1 s 2 s 6,8 s 10 s Phản ứng giật mình 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Phản ứng mạnh của cơ 400 270 146 110 74 40 30 20 10 10 Rung tâm thất 500 495 470 400 260 80 50 42 40 40 Một lần nữa, các tính toán phải được thực hiện cho tất cả các tham số được mô tả ở trên.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN NGƯỜI VÀ GIA SÚC - PHẦN 5: GIÁ TRỊ NGƯỠNG ĐIỆN ÁPTIẾP XÚC ĐỐI VỚI CÁC ẢNH HƯỞNG SINH LÝ (Trang 31 - 32)