B.3.4.1. Tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay
Cùng một cách như đối với dòng điện xoay chiều, các giá trị của Rh-h và của Ih-h, cho mỗi giá trị của Vh- h đã được ước tính. Bây giờ có thể vẽ đường cong thể hiện dòng điện đi qua cơ thể người lh-h như là hàm của điện áp tiếp xúc Vh-h.
Nếu các giá trị của ngưỡng dòng điện đối với các hiệu ứng sinh lý mong muốn được xếp chồng lên các đường cong này thì có thể ước tính các giá trị ngưỡng điện áp bằng cách tính toán hoành độ của các giao điểm của các đường cong này.
Các giá trị ngưỡng tối thiểu về dòng điện đối với tuyến dòng điện này được thể hiện trong Bảng B.6.
Bảng 6 - Ngưỡng dòng điện một chiều lớn nhất tương ứng với khoảng thời gian dòng điện cho mỗi ảnh hưởng của dòng điện đối với tuyến dòng điện bàn tay-bàn tay
Ngưỡng dòng (mA) 0,01 s 0,02 s 0,06 s 0,1 s 0,2 s 0,6 s 1 s 2 s 6,8 s 10 s Phản ứng giật mình 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 Phản ứng mạnh của 200 153 99 81 62 40 33 25 25 25
Ngưỡng dòng (mA) 0,01 s 0,02 s 0,06 s 0,1 s 0,2 s 0,6 s 1 s 2 s 6,8 s 10 s cơ
Rung tâm thất 1 250 1 238 1 175 1 000 650 400 375 350 350 350 Trong ví dụ này, các đường cong vẽ trong các hệ trục loga-loga trông như là đường thẳng. Có vẻ như đây là điều kiện thuận lợi để tính toán các giá trị tại giao điểm của các đường cong bằng cách nội suy logarit. Tuy nhiên, các đường cong không phải lúc nào cũng là đường thẳng trong hệ trục loga này và đó là lý do tại sao nên sử dụng cả hai kiểu nội suy đã biết (xem 4.2.4).
Tất cả các tính toán này được mô tả ở trên cần phải được thực hiện cho các giá trị của các tham số sau đây:
- tình trạng da (khô, ướt nước, ướt nước muối); - diện tích tiếp xúc (nhỏ, trung bình, lớn);
- phần trăm của tập hợp;
- khoảng thời gian dòng điện chạy qua.
B.3.4.2. Tuyến hai bàn tay-hai bàn chân
Cũng phương pháp trên được áp dụng cho tuyến dòng điện này chạy qua cơ thể người. Các giá trị khác nhau của ngưỡng dòng điện nhỏ nhất phải được sử dụng như thể hiện trong Bảng B.7.
Bảng B.7 - Ngưỡng dòng điện một chiều lớn nhất tương ứng với khoảng thời gian dòng điện chạy qua cho mỗi ảnh hưởng dòng điện, tuyến dòng điện hai bàn tay-hai bàn chân
Ngưỡng dòng (mA) 0,01 s 0,02 s 0,06 s 0,1 s 0,2 s 0,6 s 1 s 2 s 6,8 s 10 s Phản ứng giật mình 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 Phản ứng mạnh của
cơ 200 153 99 81 62 40 33 25 25 25
Rung tâm thất 500 495 470 400 260 160 150 140 140 140 Một lần nữa cũng các phép tính phải được thực hiện cho tất cả các tham số được liệt kê ở trên.
B.3.4.3. Tuyến bàn tay-mông
Một lần nữa các phương pháp tương tự như đã sử dụng trước đây áp dụng với các giá trị ngưỡng tối thiểu của dòng điện như thể hiện trong Bảng B.8:
Bảng 8 - Ngưỡng dòng điện một chiều lớn nhất tương ứng với khoảng thời gian dòng điện chạy qua cho mỗi ảnh hưởng dòng điện được xét cho tuyến dòng điện bàn tay-mông
Ngưỡng dòng điện (mA) 0,01 s 0,02 s 0,06 s 0,1 s 0.2 s 0,6 s 1 s 2 s 6,8 s 10 s Phản ứng giật mình 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 Phản ứng mạnh của cơ 200 153 99 81 62 40 33 25 25 25 Rung tâm thất 714 707 671 571 371 229 214 200 200 200 Một lần nữa cùng các phép tính này phải được thực hiện cho tất cả các tham số được liệt kê ở trên.