Tiết 54: Cách đặt câu khiến I Mục tiêu

Một phần của tài liệu TUAN_26___27_fff4839384 (Trang 26 - 28)

II. Hoạt động dạy học

Tiết 54: Cách đặt câu khiến I Mục tiêu

I. Mục tiêu

- Nắm được cách đặt câu khiến (ND ghi nhớ).

- Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).

- HS năng khiếu nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4). - Có ý thức sử dụng câu khiến đúng mục đích, thể hiện thái độ lịch sự.

- Góp phần phát triển các năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp.

II. Đồ dùng dạy học

Bảng phụ viết bài tập 2,3 phần luyện tập.

III. Các hoạt động dạy học

1. Khởi động (nhóm 4)

+ Thế nào là câu khiến?

+ Cuối câu khiến có dấu câu gì? - GV nhận xét.

- Giới thiệu bài, ghi tên bài, nêu tiêu của tiết học.

2. Hình thành kiến thức mới

Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. - GV hỏi:

+ Động từ trong câu Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào? (hoàn) - GV hướng dẫn HS cách chuyển câu kể Nhà vua hoàn gươm lại cho Long

Vương thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK.

- HS làm cá nhân, chia sẻ cặp đôi, trình bày trước lớp.

* Lưu ý HS: Những câu yêu cầu đề nghị mạnh (có hãy, đừng, chớ ở cuối câu), cuối câu nên đặt dấu chấm than).

- Có thể dùng phối hợp các cách mà SGK đã gợi ý: Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

- GV kết luận: Cách 1.

Nhà vua Hãy( nên, phải, đừng, chớ) hoàn gươm lại cho Long Vương!

Cách 2.

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi./ thôi./ nào./ Cách 3.

Xin/ Mong Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Cách 4. HS đọc lại nguyên văn câu kể Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương, chuyển câu đó thành câu khiến chỉ nhờ giọng điệu phù hợp với câu khiến.

* Hoạt động 2: Phần ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ.

- HS lấy ví dụ.

3. Luyện tập, vận dụng

Bài 1: Một em đọc nội dung ->HS làm bài cá nhân -> HS tiếp nối nhau đọc kết quả, cả lớp và GV nhận xét.

Chẳng hạn: - Thanh đi lao động. + Thanh phải đi lao động!

+ Thanh nên đi lao động! + Thanh đi lao động thôi nào! + Xin Thanh hãy đi lao động!

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm sắm vai các tình huống. GV nhắc HS cách đặt câu đúng với từng tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp.

- Gọi các nhóm trình bày. - GV cùng cả lớp nhận xét.

- GV nhận xét, khen những HS đặt câu khiến đúng với 3 yêu cầu đề bài cho và nêu đúng các tình huống sử dụng câu khiến.

3. Củng cố, dặn dò

- Ghi nhớ các cách đặt câu khiến

- Đặt 1 câu khiến và nêu hoàn cảnh sử dụng câu khiến đó. ...

Tập làm văn

Một phần của tài liệu TUAN_26___27_fff4839384 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w