Kết cấu của một bài thuyết trình luôn phải được chia thành 3 phần, cho dù phần trình bày của bạn rất ngắn hay kéo dài. Với từng phần, người thuyết trình phải nắm được những nội dung cốt lõi mình phải trình bày. Đáp ứng được điều đó, bạn đã đạt được phần thuyết trình ở mức độ đơn giản. Một bài thuyết trình chuẩn gồm có 3 phần: mởi bài, thân bài và kết luận. Tuy nhiên, hãy luôn xác định một buổi làm việc của chúng ta nên linh hoạt và thường xuyên thay đổi cách thức dẫn dắt, đặt vấn đề sao cho thú hút được sự chú ý của khán giả. Vì vậy, những mong đợi cụ thể cho từng phần được thể hiện như sau:
Mở bài: Giới thiệu một cách khái quát vấn đề mà bạn sẽ trình bày trước khán giả. Các kiểu mở đầu thông dụng là:
§ Tự giới thiệu mình (đối với những người nghe chưa quen biết).
§ Có thể mở đầu bằng một câu chuyện (chuyện cổ tích, chuyện đời thường...). § Có thể dẫn lời một lãnh tụ hoặc cán bộ cấp trên, một danh nhân nào đó có
liên quan đến vấn đề sẽ thuyết trình; có thể dẫn tục ngữ, ca dao có nội dung gần gũi với vấn đề định nói...
§ Có thể đặt một số câu hỏi xoay quanh vấn đề.
§ Có thể nêu một tình huống gợi sự chú ý của người nghe.
Thân bài: trình bày những nội dung cốt lõi đồng thời mở rộng, triển khai, minh họa cho phần nội dung chính mà bạn trình bày.
§ Giới thiệu khái quát bố cục chung (các vấn đề chính), sau đó trình bày từng vấn đề cụ thể theo một trật tự nhất định.
§ Thông thường, để thuyết phục người nghe, một vấn đề cần triển khai các ý sau: vấn đề này được hiểu là gì? (giải thích từ ngữ, làm rõ vấn đề); tại sao cần thực hiện (nêu mục đích và ý nghĩa)? Cần làm thế nào (phương pháp, cách thức?).
45
§ Khi trình bày các vấn đề cần dẫn dắt người nghe để họ có thể tiếp nhận thông tin từ mức độ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao; đồng thời người thuyết trình có thể áp dụng linh hoạt các cách lập luận như: quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, so sánh...). Lời lẽ phải rõ ràng, sáng ý, giữa các ý phải có mối liên hệ chặt chẽ và logic.
Kết luận: Người thuyết trình có thể áp dụng những kiểu kết thúc thông dụng sau đây:
§ Tóm tắt lại các ý chính trong lời giải thích, bài phát biểu hoặc báo cáo một cách ngắn gọn nhưng không thiếu.
§ Kết thúc bằng cách gửi tới người nghe những lời khuyên mang tính tâm lý, bằng triết lý của cuộc sống đời thường, dễ gây ấn tượng.
§ Khuyến khích người nghe hành động.
§ Đặt một vài câu hỏi, nêu một số vấn đề để người nghe tiếp tục suy nghĩ, tự tìm câu trả lời.
§ Chúc người nghe sức khỏe và đạt được những gì mà họ mong đợi.
2.2. Các dạng mô hình cấu trúc phần Thân bài thuyết trình
Đối với phần này, cho dù bạn đang trình bày một vấn đề rất nhỏ, gần gũi, đơn giản hay vĩ mô, quan trọng thì cũng phải đảm bảo được tính Thuyết phục. Đây là phần quan trọng nhất, chiếm nhiều thời gian trình bày và chính vì vậy, người thuyết trình phải đầu tư nghiêm túc.
Dựa trên đề cương đã thực hiện trước đó, bằng kiến thức và các tài liệu thu thập được, bạn có nhiệm vụ “làm đầy” khung xương cho bài thuyết trình của mình, cụ thể ở những công việc sau:
§ Xác định rõ ràng từng vấn đề cần được trình bày. Giữa các vấn đề cần đảm bảo có sự chuyển tiếp giúp người nghe dễ hiểu và liên kết, xâu chuỗi sự kiện.
46
§ Cung cấp thông tin cụ thể và đáng tin (sự kiện, câu chuyện, hình ảnh…) § Tạo được sự tập trung chú ý của cử tọa.
§ Lập luận đơn giản, rõ ràng, và dễ hiểu.
§ Vấn đề trình bày phải được “kết nối” với sự hiểu biết (trình độ kiến thức) của khán giả.
Với những nhiệm vụ trên đây và nhằm đạt được đến tính thuyết phục, bạn trong vai trò là người thuyết trình cần lưu ý những điều sau đây:
§ Cung cấp cho thính giả những yêu cầu mới, đáp ứng cao nhất nhu cầu thông tin của thính giả: sự kiện, câu chuyện, chuyện vui, biểu diễn, trình bày bằng hình ảnh để thuyết phục
§ Lập luận sắc bén nhưng rõ ràng, dễ hiểu, dễ theo dõi
§ Gây sự chú ý của thính giả bằng cách: trao đổi, đặt câu hỏi, yêu cầu người nghe tham gia vào các mục biểu diễn
§ Luôn liên hệ vấn đề với sự hiểu biết hay kiến thức của thính giả. § Tuyệt đối không nói chung chung.
§ Dừng lại một chút sau mỗi ý trước khi chuyển sang ý sau. § Nên có phần chuyển ý giữa phần mở đầu và nội dung.
§ Kiểm tra phản hồi của khán thính giả để biết họ đã nắm được vấn đề, đã hiểu đúng vấn đề hay chưa.
§ Biết sử dụng các hình ảnh minh họa, các phương tiện hỗ trợ trong trình bày như số liệu, dữ liệu; các biểu đồ minh họa… thay vì viết quá nhiều chữ. Nội dung của bài thuyết trình nên đảm bảo có từ 3-5 vấn đề chính. Sau khi xác định được số lượng vấn đề cần trình bày, cần phải sắp xếp bài thuyết trình theo một hay một số cách (phương pháp) đã nêu ở trên. Mỗi vấn đề nên được giới thiệu theo trình tự như sau:
47
§ Vấn đề 1: - Nêu vấn đề, - Trình bày nội dung, - Nhấn mạnh những trọng tâm, Nhận xét, - Kết luận, - Chuyển ý.
§ Vấn đề 2: (Như trên)
§ …..
Giữa các phần, các vấn đề thậm chí các ý, cần phải có các đoạn chuyển ý, câu chuyển ý, câu kết nối các vấn đề với nhau. Điều này giúp cho người nghe theo dõi thuận lợi, liên tục, dễ dàng nhận ra khi kết thúc một vấn đề, một ý, chuẩn bị sang vấn đề mới, ý mới. Nếu bài thuyết trình dài, phức tạp, thì trong phần chuyển ý, nên có một tóm tắt ý trước, vấn đề trước, để cho phần tiếp theo được thuận lợi. Một số mẫu câu, đoạn chuyển ý có thể sử dụng là:
- Trước hết, xin giới thiệu với các bạn về …
- Mở đầu bài thuyết trình, xin được giới thiệu về …
- Đầu tiên, xin được giới thiệu tóm tắt nội dung Chương thứ 1 …
- Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu về… tiếp theo, xin trình bày về …
- Trên cở sở những điều đã nêu ở…, Xin thử đề xuất một số giải pháp…
- Nói tóm lại…
- Sau những gì đã phân tích, có thể đưa ra kết luận sau …
Các lưu ý sau đây sẽ giúp bạn hoàn thiện nội dung cho phần Thân bài thuyết trình:
* Lựa chọn nội dung quan trọng
Một lỗi thường gặp của các nhà thuyết trình là đưa quá nhiều nội dung vào bài thuyết trình của mình. Điều này xảy ra do hai nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất: không xác định được đâu là thông tin bắt buộc thính giả phải biết, đâu là cần biết và nên biết.
48
Thứ hai: sợ thính giả không hiểu những gì mình nói. “Đa thư thì loạn tâm”. Nếu ta đưa quá nhiều nội dung vào bài thuyết trình có thể gây phản ứng ngược lại là làm thính giả rối trí không nhớ được gì.
Vì vậy, trong phần thân bài cần thiết xác định được đâu là thông tin quan trọng bắt buộc ta phải truyền đạt, đâu là thông tin cần truyền đạt và cuối cùng đâu là thông tin nên truyền đạt. Theo thứ tự này, căn cứ vào thời gian cho phép ta sắp xếp theo thứ tự từ thông tin bắt buộc, đến thông tin cần và cuối cùng là thông tin nên biết. Thách thức lớn nhất đối với người thuyết trình đó là “giới hạn các điểm
chính” hay còn gọi là lựa chọn nội dung quan trọng.
* Chia thành các phần dễ tiếp thu
Một bài thuyết trình thông thường được chia làm 2 - 6 phần. Các phần này được sắp xếp với nhau theo một trật tự lôgíc nhất định. Lôgíc có thể theo trình tự thời gian, có thể theo quan hệ nguyên nhân - kết quả...
* Phân bổ thời gian cho từng nội dung
Sau khi phân chia thành các phần cơ bản thì điều cần thiết là phải phân bổ thời gian phù hợp cho từng nội dung. Thông thường phần đầu nên ngắn gọn để gây cho thính giả cảm giác bài thuyết trình ngắn gọn và tăng mức độ tập trung.
Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình là rất quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn quá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì bạn phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất
49
* Xác định thông điệp cốt lõi
Thông điệp chính là những gì mà bạn muốn người nghe ghi nhớ. Do vậy, khi thuyết trình nên đưa ra các thông điệp ngắn gọn, súc tích: 1-2 câu cho một thông báo kinh doanh điển hình
Khi có khó khăn trong việc làm rõ và thu gọn thông điệp chính, có thể là do bạn phải khó sắp xếp với hai thông điệp không liên quan đến nhau trong cùng một văn bản → hãy thực hiện thành 2 vấn đề tách biệt trong 2 bài thuyết trình khác nhau.
* Cấu trúc rõ ràng, logic
Quyết định chiến lược viết bài dựa trên hiểu biết của bạn về người đọc, nhu cầu của bạn, ngữ cảnh và mục đích của bài viết của bạn. Sắp đặt và xây dựng một chuỗi lô-gíc các ý tưởng thành những câu văn và đoạn văn.
Một số lưu ý khi chuẩn bị nội dung thuyết trình: Về nội dung: chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung sẽ nói gì?
- Nói trong bao lâu?
- Nói như thế nào cho lôi cuốn?
- Động cơ của người nghe là gì?
- Xem silde để hiểu rõ hơn về kế hoạch soạn nội dung
Trả lời các câu hỏi trên thật cô đọng và súc tích, chúng ta sẽ có một bước khởi đầu tốt. Kinh nghiệm khi soạn nội dung trình chiếu là chúng ta phải viết ra, viết đi viết lại 3- 5 lần để cho nội dung được cô đọng. Cố gắng làm cho nội dung càng ngắn càng tốt và quan trọng hơn là phải làm thật rõ các ý chính và các mối quan hệ của các ý.
50
Dùng một câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc đề cập vấn đề liên quan để gợi lên mối quan tâm của khán giả. Phần đầu chỉ chiếm 5- 10 phần trăm bài nói.
*Nội dung chính - Ý then chốt
Bài diễn thuyết chỉ cần từ 4- 6 ý mà bạn cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như những số liệu thống kê, giấy chứng nhận, minh chứng hay phép so sánh. Đảm bảo rằng những ý mấu chốt đều phục vụ cho một thông điệp duy nhất. Phần này chiếm 80-85% của bài.
51
*Lời kết ấn tượng
Bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt hay nhắc lại thông điệp hoặc để lại một kết mở cho khán giả. Phần kết mà có thể liên hệ lại phần mở đầu cũng rất hiệu quả. Dù bạn chọn kiểu nào, hãy chắc rằng bạn đang nói cho khán giả biết điều bạn muốn họ làm. Phần này chỉ chiếm 5 hoặc 10 phần trăm bài nói.
Một điểm nữa mà bạn cần lưu ý đó chính là việc lên kế hoạch, chuẩn bị và luyện tập trước sao cho bài thuyết trình chỉ chiếm 75% lượng thời gian ước lượng. Nếu bạn kết thúc sớm thì không sao nhưng nếu kết thúc muộn thì sẽ rất tệ. Nếu bạn muốn mọi người lắng nghe mình thuyết trình, chỉ nên dành 50% để trình bày và dành 25% còn lại để người nghe cùng tham gia.
2.3. Các cách mở đầu bài thuyết trình
Thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu đối với các bạn trẻ ngày nay. Trong đó, việc dẫn dắt và tạo ấn tượng ban đầu là một bước quan trọng để thu hút sự quan tâm của người nghe.
Cần đảm bảo rằng bạn được giới thiệu với người nghe một cách ấn tượng. Lời giới thiệu tốt sẽ tạo uy tín cho bạn, đồng thời kích thích người nghe có cảm giác trông chờ vào những điều bạn sắp trình bày. Bạn hãy tìm hiểu ai là người dẫn chương trình và cung cấp những thông tin cần thiết về bạn cho người đó. Ngoài ra bạn có thể yêu cầu người đó giới thiệu trình độ chuyên môn của bạn đối với chủ đề thuyết trình. Bạn hãy bắt đầu phần mở đầu một cách tự tin, to rõ, với tốc độ bình thường và cố gắng không nhìn vào bài thuyết trình. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng không khí tự tin, cởi mở và lôi cuốn. Trước tiên, bạn nên cố gắng nhìn bao quát toàn bộ người nghe để thu hút mọi người chú ý vào bài thuyết trình.
Trong nhiều trường hợp, thay vì một tác phong trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia
52
sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng bạn hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy sẽ phản tác dụng.
Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp.
Bạn đã bao giờ quan sát Obama, Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn vẫn có thể luyện rèn bên cạnh hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.
53
Thuyết trình cũng là một hình thức giao tiếp trực tiếp với thính giả. Để đảm bảo hiệu quả của việc thuyết trình bạn cần chú ý các nguyên tắc giao tiếp trực tiếp, đặc biệt là nguyên tắc 5C:
§ Clear (rõ ràng): Thông điệp phải rõ ràng để người nhận chỉ có thể hiểu theo một nghĩa duy nhất. Như vậy, khi truyền đạt thông tin cần tránh dùng những từ ngữ hoặc những cách mã hóa khác một cách mập mờ, có thể hiểu theo hai hay ba cách khác nhau. Thông tin truyền đạt càng rõ ràng, dễ hiểu thì càng giảm thiểu được những rủi ro trong giao tiếp.
§ Complete (hoàn chỉnh): Thông điệp phải chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết. Trên cơ sở đó quá trình trao thông tin sẽ được rút ngắn, nhờ cắt giảm được nhiều bước phản hồi không cần thiết, quá trình nhận thức và phối hợp hành động sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
§ Concise (ngắn gọn, súc tích): Thông điệp đầy đủ những nội dung cần thiết, nhưng phải ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng, rườm rà, chứa đựng những nội dung thừa, không cần thiết. Vì vậy, cần cân nhắc, chọn lọc thật kĩ lưỡng để có được những thông tin vừa đủ mà bạn muốn truyền đạt.
§ Correct (chính xác): Thông tin truyền đạt phải chính xác là nguyên tắc tối quan trọng để đảm bảo cho giao tiếp thành công. Thực tế đã chứng minh rằng: thông điệp càng chính xác thì giao tiếp càng hiệu quả. “Chính xác” ở đây bao hàm cả việc dùng từ ngữ; nêu sự kiện và con số chính xác đồng thời cả về khả năng thực hiện cam kết của mình.
§ Courteous (lịch sự): Hình thức thể hiện và phương pháp truyền đạt thông tin cũng rất quan trọng. Vì vậy, chọn cách truyền đạt lịch sự, nhã nhặn là thể hiện sự tôn trọng khán thính giả.
Một nhà khoa học có uy tín, một giảng viên giàu kinh nghiệm đến nhận một giảng đường mới. Sau khi vui vẻ vẫy tay chào và mời sinh viên ngồi xuống, người giảng viên mở đầu: “Hôm nay tôi đến đây để chia sẻ cùng các bạn
54
những kiến thức…”. Bằng hai chữ “chia sẻ” lịch sự, khiêm nhường, người giảng viên không hề làm giảm giá trị của mình, mà ngược lại, với hai chữ