Đánh giá sự tuân thủ

Một phần của tài liệu TCVN ISO 14004-2005 (Trang 27)

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục đánh giá định kỳ sự phù hợp của tổ chức với các yêu cầu pháp luật hiện được áp dụng đối với các khía cạnh môi trường của mình vốn được xem như một phần trong cam kết của tổ chức về sự phù hợp. Tổ chức phải có hồ sơ ghi nhận các kết quả của việc đánh giá này.

Phạm vi đánh giá sự phù hợp có thể bao gồm nhiều yêu cầu pháp luật hoặc một yêu cầu đơn lẻ. Có nhiều biện pháp có thể được sử dụng để đánh giá

sự phù hợp, gồm các quá trình như a) đánh giá (Audis),

b) xem xét lại tài liệu và/ hoặc hồ sơ lưu trữ, c) kiểm tra cơ sở vật chất,

d) phỏng vấn,

e) xem xét dự án hoặc công việc,

f) phân tích các mẫu thường ngày hoặc các kết quả thử nghiệm và hoặc thẩm tra việc lấy mẫu/ thử nghiệm, và

g) tham quan cơ sở vật chất và/ hoặc quan trắc trực tiếp.

Tổ chức cần quy định tần suất và phương pháp luật phù hợp với quy mô, loại hình và tính phức tạp của tổ chức khi đánh giá sự phù hợp. Tần suất có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố như kết quả về sự phù hợp trước khi hoặc các yêu cầu pháp luật cụ thể. Sẽ thuận lợi nếu định kỳ tiến hành được sự xem xét độc lập.

Chương trình đánh giá sự phù hợp có thể được tích hợp với các hoạt động đánh giá khác. Chẳng hạn, đánh giá (audit) hệ thống quản lý, đánh giá về an toàn và sức khoẻ, thanh tra hay kiểm tra tình trạng đảm bảo về chất lượng.

Tương tự, tổ chức cần đánh giá định kỳ sự phù hợp của mình với các yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ (xem 4.3.2.2 hướng dẫn cụ thể hơn về các yêu cầu khác). Tổ chức có thể thiết lập một quy trình riêng biệt để tiến hành các đánh giá như vậy hoặc có thể chọn cách kết hợp những kiểu đánh giá này với các cách đánh giá khác của mình về sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật (xem ở trên), quá trình xem xét của lãnh đạo (xem 4.6) hoặc các quá trình đánh giá khác. Phải lưu giữ hồ sơ các cuộc đánh giá định kỳ này.

Một phần của tài liệu TCVN ISO 14004-2005 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w