Các thiết bị kết nối với dây thiết lập hệ cơ học

Một phần của tài liệu SKKN BIỆN PHÁP sử DỤNG GIÁ BAN CHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG cứu nạn, cứu hộ dưới sâu (Trang 40 - 44)

a. Móc khóa

* Đặc điểm cấu tạo của móc khóa

Móc khóa dùng trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ được chế tạo bằng nhôm, thép hợp kim hoặc thép không gỉ, có khả năng chịu lực, chống mài mòn tốt hơn, cũng như nặng hơn so với nhôm sử dụng làm móc khóa trong leo núi. Cấu tạo của móc khóa bao gồm phần khung, thanh đứng, thanh khóa, móc khóa, bản lề, chốt an toàn. Phần thanh đứng đóng vai trò là trục chính của móc khóa, trục phụ là hướng vuông góc với trục chính trên mặt phẳng móc khóa.

Hình 2.4: Cấu tạo của móc khóa

Các móc khóa có thể không có cơ cấu khóa thanh mở, hoặc sử dụng khóa vặn, khóa xoắn hoặc, khóa từ để khóa thanh mở của móc khóa.

Hình dạng phổ biến của Móc khóa:

- Hình oval: Móc khóa hình oval có phần khung là các đường cong đều nhau, thiết kế hình oval nên tải trọng được đặt lên cả phần trục chính và trục khóa giúp loại bỏ ảnh hưởng của tải ngoài trục.

- Hình chữ D: Do hình dạng không đối xứng nên khóa chữ D chịu lực chính trên thanh đứng, bộ phận khóa không có tác dụng chịu tải.

- Hình chữ D không cân (offset D): Thanh móc khóa không song song với thanh đứng mà có xu hướng mở ra phía ngoài, phần thanh ngang ở đầu móc dài hơn so với thanh đối xứng cho phép thanh mở có thể tạo ra khoảng mở rộng hơngiúp dễ dàng kết nối với dây hoặc các vật có kích thước lớn.

- Hình chữ D chuyên dụng (HMS – D): móc chữ D chuyên dụng được thiết kế 2 đầu không cân xứng, thay vì có tác dụng chịu tải trên thanh đứng thì móc chữ D chuyên dụng này được sử dụng để tạo ra hệ thống di chuyển một chiều, ngăn cho dây bị tuột. (hình…)

Hình 2.5: Hình dạng của móc khóa

Hình 2.6: Hệ thống khóa chuyển động ngược chiều

* Đặc điểm của móc khóa trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ

- Đặc điểm khi sử dụng móc khóa:

Sau khi móc phần móc khóa của móc khóa vào dây neo thì cần quay cho phần móc khóa ra xa so với vị trí neo, thanh khóa hướng ra phía ngoài tường, cấu kiện hoặc địa hình để dễ dàng kiểm tra và mở khóa khi cần thiết. Trong quá trình hoạt động ở hệ thống treo, nếu tải trọng không ổn định móc khóa có thể bị

lệch hướng chịu lực từ hướng chính thành hướng đối giác làm cho độ bền kéo của móc khóa giảm từ 50 – 60%.

Chịu tải theo hướng chính

Hình 2.7: Hướng chịu tải của móc khóa

- Đặc điểm về độ bền kéo

Yêu cầu đối với móc khóa sử dụng trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo về độ bền kéo khi đứt như sau:

Bảng 2.1: Độ bền kéo của Móc khóa khi chịu tải

Đối tượng

Tải trọng lớn

(Người và trang thiết bị) Tải trọng nhẹ

(không tính các trang thiết bị)

Các yêu cầu đối với móc khóa khi chịu lực:

+ Tránh để móc khóa chịu tải theo hướng đi qua trục phụ hoặc qua vị trí thanh mở; Tránh tải trọng tác dụng đa chiều trên móc khóa, ưu tiên tải theo hướng trục chính. Tải trọng đa chiều tác dụng lên trục chính làm giảm 1/3 độ bền kéo của móc khóa tương tự như các nút thắt trên dây. Tải đa chiều trên trục nhỏ có thể làm giảm sức mạnh tới 80% độ bền kéo của móc khóa, lực tác dụng theo phương đa giác làm mất 50% - 60% độ bền kéo của móc khóa;

+ Luôn để các thiết bị kết nối và các móc khóa khác cách xa thanh khóa của của móc khóa đang sử dụng;

+ Độ bền kéo của móc khóa khi không khóa (không đóng chốt an toàn) chỉ bằng một nửa so với độ bền kéo của móc khóa khi khóa (đóng chốt an toàn);

+ Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra chốt an toàn của móc khóa để tránh các lực tác dụng làm mở khóa của móc khóa đang sử dụng;

+ Không để dây chạy trên chốt an toàn và thanh khóa của móc khóa;

+ Không vặn quá chặt khóa chốt trong khi móc khóa chịu tải vì rất khó khi mở móc khóa sau khi ngừng chịu tải, để mở được khóa chốt bị kẹt thì cần phải tạo ra lực căng móc khóa như lúc chịu tải để nới lỏng chốt khóa;

+ Tránh kết nối trực tiếp các móc khóa với nhau thành mắt xích;

+ Tránh để móc khóa móc vào các vật có cạnh sắc.

b. Các ròng rọc

* Đặc điểm cấu tạo của ròng rọc

Cấu tạo cơ bản của ròng rọc cứu nạn, cứu hộ gồm bánh xe kết nối với các đĩa quay thông qua trục quay đi qua tâm của bánh xe ròng rọc sao cho các bộ phận này có thể quay độc lập, trên vành bánh xe có rãnh để dây chạy, ngoài ra còn có bộ phận móc neo có thể tạo trực tiếp trên các tấm quay hoặc được lắp độc lập với vai trò như một thiết bị gỡ xoắn, ngoài ra tùy thuộc vào tính chất sử dụng mà ròng rọc còn có các bộ phận khác để kết nối với các thiết bị trong hệ cơ học.

Hình 2.8: Cấu tạo của ròng rọc đơn

Một phần của tài liệu SKKN BIỆN PHÁP sử DỤNG GIÁ BAN CHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG cứu nạn, cứu hộ dưới sâu (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w