câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1. Triệu Quang Phục đã dùng chiến thuật gì để đánh quân nhà Lương? A. Tổ chức đánh du kích. B. Vườn không nhà trống.
C. Dụ quân địch. D. Cướp vũ khí.
Câu 2. Chọn từ đúng để điền vào chỗ chấm…
“Một xin rửa sạch ….. thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng….. Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
A. Dân - này. B. Nước - chồng. C. Nước - dân. D. Nợ - dân.
Câu 3. Khi nhà Hán sang cai trị, tầng lớp mới nào hình thành trong xã hội?
A. Nông dân công xã. B. Qúy tộc.
C. Quan lại đô hộ - địa chủ Hán. D. Vua – nô tì.
Câu 4. Chính quyền đô hộ sáp nhập đất đai Âu Lạc vào lãnh thổ của Trung Quốc để A. thôn tính nước ta cả về lãnh thổ và chủ quyền.
B. người Trung Quốc đông có thêm đất đai để ở. C. giúp nhân dân tổ chức lại bộ máy chính quyền. D. bắt nhân dân ta phải thần phục nhà Hán.
Câu 5. Trưng Vương đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
A. Tiếp tục sử dụng pháp luật nhà Hán để thống trị. B. Yêu cầu nhân dân cống nạp của ngon vật lạ. C. Tiếp tục thu thuế.
D. Miễn thuế hai năm liền cho nhân dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc.Câu 6. Công cụ của người Chăm thường được làm bằng nguyên liệu gì? Câu 6. Công cụ của người Chăm thường được làm bằng nguyên liệu gì?
A. Đồng. B. Gỗ. C. Sắt. D. Đá.
- Dự kiến sản phẩm
Câu 1 2 3 4 5 6
ĐA A B C A D C
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề
mới trong học tập.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập c) Sản phẩm: bài tập nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
? Chúng ta học tập được gì qua những tấm gương anh hùng đã học?
- Thời gian: 3 phút.
- Dự kiến sản phẩm: HS trình bày E. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
+ Học bài cũ, soạn bài mới và trả lời các câu hỏi Tiết sau kiểm tra giữa kỳ
*********************************
Ngày soạn: ... Ngày giảng: ...
Tiết 28: LÀM BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I. MỤC TIÊU.
Thông qua bài kiểm tra, học sinh có khả năng:
1/ Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá được kiến thức của bản thân thu được qua các phần đã học: - Nhận biết được chính sách thuế mà nhà Hán thi hành ở nước ta ; các tên gọi của các vị vua cũng như tên của nước ta
- Trình bày Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa
-Hiểu được chính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta - Hiểu được Sự ra đời của nước Vạn Xuân.
- Giải thích được việc đặt tên nước của các triều đại cũng như nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến
Nhận xét được âm mưu thâm độc trong chính sách của nhà Hán
2/ Năng lực:
- Rèn được kĩ năng trình bày bài kiểm tra một cách khoa học
3/ Phẩm chất:
- Hình thành ý thức nghiêm túc, tự giác, trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập