Tăng cường sự hỗ trợ của các cơ quan trung gian trong quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 105)

thuế thu nhập cá nhân

Để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế TNCN và tiến tới một cơ chế quản lý thuế hiện đại và hoạt động một cách có hiệu quả thì rất cần sự tham gia của các ngân hàng, công ty chứng khoán, cơ quan chi trả thu nhập, tổ chức kinh doanh…và rất nhiều tổ chức khác mà đối tượng nộp thuế TNCN chịu sự quản lý trực tiếp của họ. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường phối hợp và phải đề cao vai trò và thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc giám sát thu nhập, thanh tra kiểm tra thuế, xử lý vi phạm và cưỡng chế thuế. Với đặc trưng của thuế TNCN, trước hết, phải nói đến sự phối hợp giữa cơ quan thuế với BHXH, với ngân hàng và Kho bạc Nhà nước.

Các tổ chức trung gian trên đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý thuế TNCN hiện nay, đặc biệt là trong quá trình kê khai, thông báo và quyết toán thuế TNCN. Với một thực tế là các tổ chức trung gian thường không nhiệt tình lắm trong việc phối hợp với cơ quan quản lý thuế để kê khai, kiểm soát các đối tượng nộp thuế TNCN, điều này cũng là dễ hiểu vì hoạt động chủ yếu của họ không phải là việc hỗ trợ cho các cơ quan thuế. Điều này thường gây nên tâm lí khiên cưỡng với đại bộ phận các tổ chức này.

Việc đẩy mạnh phương thức TTKDTM sẽ có vai trò rất lớn trong việc kiểm soát được thu nhập của các đối tượng nộp thuế TNCN. Hiện nay chúng ta đang áp dụng phương thức TTKDTM đối với công nhân, viên chức hưởng lương từ NSNN. Việc chi trả lương qua thẻ ngân hàng là một bước rất quan trọng để có thể thực hiện cơ chế giám sát thu nhập của người dân và là cơ sở để cơ quan chi trả thu nhập có thể thực hiện việc khấu trừ thuế một cách dễ dàng hơn dưới hình thức thanh toán điện tử ATM để NNT dễ dàng nộp tiền vào NSNN.

91

Hơn nữa, Luật thuế TNCN có nhiều đối tượng nộp thuế nếu vẫn dùng cách thu cũ chúng ta sẽ phải tăng thêm cán bộ thuế rất nhiều mà ngay lập tức tăng thêm cán bộ thuế sẽ dẫn đến tình trạng sẽ có những cán bộ thiếu kinh nghiệm trong chuyên môn và nhất định sẽ dẫn tới hậu quả quá tải trong công tác quản lý thu thuế TNCN đây cũng chính là mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Ngoài ra, việc sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch sẽ còn mang lại những ưu điểm như hạn chế được lạm phát, hạn chế tiền giả, kích thích phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại…

Phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hướng tới việc quản lý thu nhập của cá nhân qua hệ thống ngân hàng, có như vậy mới có thể kiểm soát được TNCN, đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ thuế TNCN cho NSNN.

92

Kết luận chương 3

Như vậy, nhóm các giải pháp nhằm chống gian lận trong quản lý thuế TNCN đã được chỉ rõ. Trong đó, cần ưu tiên hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuế TNCN để tạo hành lang pháp lý vững chắc, làm cơ sở để quản lý thuế TNCN đạt hiệu quả cao. Tiếp đến là các giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, quản lý ứng dụng công nghệ thông tin… Các giải pháp cần được phối hợp hài hòa với nhau để vận hành bộ máy quản lý tinh gọn và chính xác. Bên cạnh đó, cần chú ý việc “liên kết” với các tổ chức, cơ quan khác để góp phần thu thập chính xác các nguồn thông tin của NNT, từ đó thu đúng và thu đủ số thuế nộp NSNN, phục vụ mục tiêu “dân giàu- nước mạnh, xã hội công bằng-dân chủ-văn minh” trong thời kỳ hội nhập.

93

KẾT LUẬN

Pháp luật quản lý thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng nhìn chung đã phát huy được mục đích và vai trò của mình. Trong quá trình thực thi pháp luật, do sự phát triển không ngừng của xã hội, các quy định của pháp luật dần bộc lộ những hạn chế. Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển đất nước, việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân là điều tất yếu và đặc biệt trong tình hình Việt Nam hiện nay, khi chúng ta đang tiếp cận với nhiều nền văn minh, kinh tế hiện đại của các quốc gia khác trên thế giới, thì việc đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác quản lý về mọi mặt, cũng như xây dựng thể chế chính sách pháp luật phù hợp, để tạo dựng một hành lang pháp lý chắc chắn khi bước trên trường quốc tế càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc nghiên cứu, xác lập định hướng và nội dung cơ bản hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân là hoạt động thiết thực, góp phần vào công cuộc cải cách hệ thống pháp luật thuế chung của nước nhà. “Dân giàu, nước mạnh” câu nói ấy là luôn đúng trong mọi thời điểm phát triển của đất nước. Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân chính là một phương thức để thúc đẩy người dân sống và làm việc, làm giàu chính đáng, để đóng góp một phần lợi ích nhỏ của mình vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, vẫn còn đó những bất cập mà ngày một ngày hai chưa thể giải quyết dứt điểm được.

Quản lý thuế thu nhập cá nhân là một vấn đề phức tạp, pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân càng cần được nghiên cứu sâu rộng và toàn diện. Chính vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Hy vọng rằng, với những vấn đề nghiên cứu được tác giả đặt ra phần nào đã nêu rõ được thực trạng về pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, đồng thời tác giả cũng đưa ra một số những giải pháp, mong rằng có thể áp dụng trong thực tiễn, để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới.

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. La Thị Tuyết Anh (2011), “Thực tiễn thi hành pháp luật thuế thu nhập cá

nhân ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,

Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2015), “Pháp luật quản lý thuế thu nhập ở Việt Nam

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Ân (2011), “Nên thu hẹp phạm vi quyết toán thuế TNCN”, Tạp

chí thuế Nhà nước, (31), (341), kỳ 3 tháng 8, tr.5.

4. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 về việc hướng

dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

5. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ, Hà Nội.

6. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 35/2013/TT-BTC ngày 1/4/2013 về việc sửa

đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, Hà Nội.

7. Bộ tài chính (2014), Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 về việc sửa

đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư 85/2011/TT- BTC ngày 17/06/2011, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

95

8. Bộ tài chính (2014), Thông tư số 128/2014/TT-BTC ngày 5/8/2014 hướng dẫn

về việc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại khu kinh tế,

Hà Nội.

9. Bộ tài chính (2014), Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế, Hà Nội.

10. Cục thuế Hà Nội (2013), Báo cáo giao ban tháng 12/2012, Hà Nội.

11. Vũ Văn Cương (2009), “Thông tin về NNT trong pháp luật về quản lý thuế ở

nước ta hiện nay”, Tạp chí luật học, (35), (316), kỳ 2 tháng 8, tr12.

12. Vũ Văn Cương (2012), “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường –

Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội, Hà Nội.

13. Lê Nguyệt Châu (2011), Giáo trình Luật tài chính, Nxb Đại học Cần Thơ.

14. Chính phủ (2013), Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 về việc quy

định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN, Hà Nội.

15. Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 về việc quy

định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Hà Nội.

16. Chính phủ (2014), Báo cáo Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật thuế TNDN, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNCN, Luật Thuế tài nguyên, Luật Quản lý thuế, Hà Nội.

17. Dương Đăng Chính (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài Chính.

18. Nguyễn Văn Dũng (2011), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các quy định

của pháp luật về thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân”, Khóa luận tốt

nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

19. Lý Phương Duyên (2010), “Quản lý thuế TNCN ở Việt Nam trong điều kiện

HNKTQT”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện

96

21. Nguyễn Ngọc Điệp (1999), 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

22. Tạ Minh Hảo (2013), “Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt

Nam – thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội, Hà Nội.

23. Lê Anh Khoa, Trần Phương Liên (1998), Những kiến thức cơ bản về thuế, quản lý thuế, Nxb Thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24. Thanh Mai (2010), “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thuế”,

Tạp chí thuế Nhà nước, (44), (306) kỳ 4 tháng 11, tr. 8.

25. Thanh Mai (2010), “Nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ ngành, ưu tiên xây

dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu”, Tạp chí thuế Nhà nước, (42), (304) kỳ 2

tháng 11, tr.6.

26. Nhật Minh (2015), Triển khai ứng dụng quản lý thuế tập trung toàn quốc

vào năm 2015, Thời báo tài chính, truy cập ngày 30/9/2014 tại địa chỉ

http:///thoibaotaichinhvietnam.vn.

27. Nguyễn Thành Phúc (2013), “Quản lý thuế TNCN từ tiền lương, tiền công”,

Tạp chí tài chính, (36), (224) kỳ 2 tháng 9, tr.12.

28. Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Hà Nội.

29. Quốc hội (2007), Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12, Hà Nội.

30. Quốc hội (2012), Luật số 08/2011/QH13 về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, Hà Nội.

31. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số

21/2012/QH13, Hà Nội.

32. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điêu của Luật thuế TNCN số

26/2012/QH13, Hà Nội.

33. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số

71/2014/QH13, Hà Nội.

34. Quốc hội, “Thuế Thu nhập cá nhân các nước”, Văn kiện Quốc hội Khóa XI,

kỳ họp thứ mười, truy cập tại địa chỉ http:///quochoi.vn.

35. Tổng cục thuế (2014), “Tổng kết Công tác thuế năm 2014-thu NSNN đạt

109,1% dự toán”, Tin Tổng cục thuế, truy cập ngày 27/12/2014 tại địa chỉ http://www.gdt.gov.vn.

97

36. Tổng cục thuế (2015), Nộp thuế điện tử-nỗ lực của ngành thuế nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người nộp thuế, Tin

Tổng cục thuế, truy cập ngày 16/4/2015 tại địa chỉ http:///noptokhai.vn.

37. Tổng cục thuế (2015), Quyết định số 743/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 về việc ban

hành Quy chế giải quyết đơn tố cáo, Hà Nội.

38. Tổng cục thuế (2015), Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 về việc

ban hành Quy trình kiểm tra thuế, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39. Tổng cục thuế (2015), Quyết định số 749/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 về việc

ban hành Quy trình miễn thuế, giảm thuế, Hà Nội.

40. Tổng cục thuế (2015), Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 về việc ban

hành Quy trình quản lý kê khai, nộp thuế và kế toán thuế, Hà Nội.

41. Việt Tuấn (2011), “Năm 2015: 80% các khoản thuế được nộp dưới hình thức

điện tử”, Tạp chí thuế Nhà nước, (32+33), (342+343) Kỳ 4/8 + kỳ 1/9, tr.14.

42. Đoàn Quang Thành (2010), “Pháp luật về quản lý thuế TNCN hiện nay”,

Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

43. Nguyễn Thị Thơm (2010), “Những bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại

Việt Nam và giải pháp hoàn thiện”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học

Ngoại thương, Hà Nội.

44. Phạm Thị Giang Thu (2005), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb Học viện tư pháp.

45. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình quản lý thuế, Nxb Thống kê.

46. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb Tư pháp.

47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

48. Trần Huy Trường (2014), “Nghiên cứu điều tra: Quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí tài

chính, http:///tapchitaichinh.vn.

49. Nguyễn Văn (2011), “Ứng dụng QLT TNCN-tiện ích của màn hình lưới”, Tạp

chí thuế Nhà nước, (34), (344) kỳ 2 tháng 9, tr. 10.

50. Trần Việt (2011),“Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đề xuất miễn giảm

98

II. Tài liệu trang Website

51. http://www.thuvienphapluat.vn 52. http://www.thongtinphapluatdansu.wordpress.vn. 53. http://www.petrotimes.vn. 54. http://www.taichinhnhanuoc.com. 55. http://www.hce.edu.vn. 56. http://www.doanhnhanphapluat.vn. 57. http://thienanlaw.com.vn. 58. http://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/tao-co-che-thuan-loi-cho-doanh- nghiep-nop-thue-dien-tu. 59. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/mot-ca-nhan-bi-phat-va- truy-thu-thue-156-ty-dong-3018911.html. 60. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/muon-kieu-lach-thue-thu-nhap-ca- nhan-2755782.html. 61. http://baodatviet.vn/van-hoa/sao/7-nghe-si-tron-thue-bi-truy-thu-44-ti-dong- 3236217/. 62. http://laodong.com.vn/xa-hoi/ngay-cuoi-cung-nop-thue-tncn-tac-co-quan- thue-ke-khai-mang-cung-nghen-189912.bld].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 97 - 105)