27 Câu 12 : Phân tích các mặt hạn chế trong tín dụng thương mại và mố

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Tài chính tiền tệ (Trang 27 - 29)

- Biện pháp cân đối ngân sách nhà nước

27 Câu 12 : Phân tích các mặt hạn chế trong tín dụng thương mại và mố

Câu 12 : Phân tích các mặt hạn chế trong tín dụng thương mại và mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

** Các mặt hạn chế trong tín dụng thương mại:

-Xét về quy mô: lượng giá trị cho vay sẽ bị hạn chế hơn so với một số hình thức khác , chỉ được giới hạn trong khả năng nguồn hàng hoá mà doanh nghiệp có ở thời điểm hiện tại.

-Xét về thời gian: khá ngắn, thông thường là dưới 1 năm;

-Xét về yếu tố điều kiện để sản xuất hàng hóa và kinh doanh: Khoảng thời gian đưa ra mà các doanh nghiệp muốn bán chịu hay cho vay nếu như có điều gì đó không phù hợp với các nhu cầu của các doanh nghiệp cần mua chịu /vay thì hình thức tín dụng thương mại đó cũng sẽ không thể xảy ra được.

- Xét về phạm vi: bị hạn chế hơn rất nhiều so với các hình thức khác bởi thường chỉ những doanh nghiệp có mối quan hệ quen biết nhau, đủ tin tưởng nhau mới áp dụng được hình thức này.

- Xét về mức độ phù hợp: Tín dụng thương mại hoạt động dưới hình thức hàng hoá, vì vậy các doanh nghiệp bán chịu chỉ có thể cung cấp số lượng giới hạn cho một số doanh nghiệp nhất định – đó là những doanh nghiệp có nhu cầu đúng với loại hàng hoá mà họ có để phục vụ cho quá trình sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp.

** Mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng -Tín dụng thương mại là cơ sở cho tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển vì thương phiếu chính là một loại bảo đảm để ngân hàng cấp tín dụng cho người vay. Hơn nữa khi ngân hàng cấp tín dụng từ số dư tiền gửi của khách hàng thì phải đảm bảo rằng khoản tín dụng đó đã có hàng hố đối ứng. Chính tín dụng thương mại đảm bảo cho khoản hàng hố đối ứng đó vì khi tín dụng thương mại phát sinh có nghĩa là việc sản xuất, tiêu thụ đã được thực hiện. Ngược lại, tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển đã tác động trở lại, tạo điều kiện thúc đẩy tín dụng thương mại ngày càng phát triển vì ngân hàng có thể thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp để tạo

28

điểu kiện cho các doanh nghiệp có thể mua bán chịu với nhau khi họ chưa quen biết. Ngoài ra với việc thực hiện chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, ngân hàng đã tạo tính thanh khoản cho thương phiếu, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp mua bán chịu nhiều hơn. Nhờ có tín dụng ngân hàng đã giúp cho doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, sản xuất hàng hóa được phát triển, mở rộng => tín dụng thương mại cũng được mở rộng.

-Tất cả các hình thức tín dụng đều có thể đồng thời tồn tại và phát triển vì mỗi hình thức tín dụng đều có đặc điểm riêng của mình như: mục đích, đối tượng, chủ thể, công cụ tín dụng. Việc các hình thức tín dụng trên cùng tồn tại và phát triển sẽ có thể huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, tạo điều kiện tốt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế

Câu 13: Sự giống nhau và khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí: Giống nhau:

– Cả thuế, phí và lệ phí đều là một trong những khoản thu bắt buộc của Nhà nước, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của quốc gia;

– Là những khoản mà cá nhân, tổ chức bắt buộc phải đóng;

– Cá nhân, tổ chức chỉ phải đóng thuế, phí, lệ phí trong một số trường hợp và điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật;

– Cá nhân, tổ chức sẽ nộp các khoản tiền căn cứ vào các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đã được phê duyệt.

Khác nhau: Tiêu chí Thuế Phí Lệ phí Khái niệm Là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí Là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Tài chính tiền tệ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)