32phần còn lại nộp

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Tài chính tiền tệ (Trang 32 - 45)

- Biện pháp cân đối ngân sách nhà nước

32phần còn lại nộp

phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước. Phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ để trang trải chi phí hoạt động.

ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc thu phí, lệ phí do cơ quan Nhà nước trực tiếp thực hiện dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức thực hiện. **So sánh phí và lệ phí 1.Giống nhau

- Được điều chỉnh bởi Luật phí, lệ phí và các văn bản dưới luật như Nghị định, quyết định do do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành.

- Về phạm vi áp dụng: Mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng và chỉ khi những cá nhân tổ chức có yêu cầu “Nhà nước” thực hiện một dịch vụ nào đó

- Tính bắt buộc: Chỉ bắt buộc khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà nước cung cấp

2. Khác nhau

33 Khái Khái

niệm

- Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.

- Là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước. Mục đích Nhằm bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ngoài khoản mà Ngân sách nhà nước đã hỗ trợ trực tiếp.

Chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp, không dùng để bù đắp chi phí. Nguyê n tắc xác định mức thu Bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí; riêng mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị tài sản; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thẩm quyền thu

Cơ quan nhà nước.

Đơn vị hành chính sự nghiệp.

Các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân.

34 Việc Việc thu, nộp và quản lý và sử dụng 1. Thu, nộp - Phí thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Nếu cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

- Phí thu từ hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại 01 phần hoặc toàn bộ số tiền để trang trải chi phí hoạt động.

Việc thu phí được thực hiện trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.

2. Quản lý và sử dụng Số tiền phí được khấu trừ và được để lại được sử dụng như sau:

1. Thu nộp

- Nộp đầy đủ, kịp thời số tiền lệ phí thu được vào ngân sách.

- Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

35

- Để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng loại phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mức để lại cho tổ chức thu phí. - Được quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật; hằng năm phải quyết toán thu, chi. Số tiền phí chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; phần còn lại nộp ngân sách nhà nước Không có quy định bao nhiêu nhóm, loại Căn cứ theo lĩnh vực tác động, phí có 13 nhóm và 89 loại chính. Căn cứ theo lĩnh vực tác động, có 5 loại lệ phí và 64 loại chính.

36

** So sánh thuế gián thu và thuế trực thu: 1. Giống nhau:

- Đều điều tiết vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong xã hội;

- Người nộp thuế đều phải trích một phần tài sản để chuyển cho Nhà nước mà không thể khước từ hoặc trì hoãn.

2. Khác nhau:

Tiêu chí

Thuế gián thu Thuế trực thu

Khái niệm

Là loại thuế thu gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Trong thuế gián thu đối tượng nộp thuế không phải là người chịu thuế, người gánh thuế là người tiêu dùng

Là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng nộp thuế, người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế

Tiền thuế

Được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ

Tiền thuế không được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ Phươn g thức điều tiết

Nhà nước điều tiết gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ

Nhà nước điều tiết trực tiếp thu nhập của người chịu thuế

Bản chất

Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau

Đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một

37 Các Các

loại thuế

Bao gồm:

Thuế xuất nhập khẩu;

Thuế tiêu thụ đặc biệt;

Thuế giá trị gia tăng.

Bao gồm:

Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Thuế thu nhập cá nhân;

Thuế nhà đất, tài nguyên

Phạm vi tác động Phạm vi tác động rất rộng rãi Phạm vi tác động tương đối hẹp Việc thu thuế

Tương đối dễ dàng hơn vì ít gặp sự phản ứng của người chịu thuế

Việc thu thuế tương đối khó khăn vì tâm lý phản ứng với thuế của người tiêu dùng

Ưu điểm

Dễ thu thuế vì đối tượng nộp thuế không phải là người chịu thuế

Đảm bảo công bằng xã hội cho việc điều tiết thu nhập vì Nhà nước hiểu rõ và cá biệt hóa được người chịu thuế

Nhược điểm

- Tỷ trọng tiền thuế gián thu trên thu nhập của người nghèo lại cao hơn người giàu => Đây là tính không công bằng của thuế gián thu;

Khó thu thuế, người nộp thuế thường có cảm giác gánh nặng khi phải trích một phần lợi ích của bản thân cho Nhà nước

38

- Nhà nước không cá biệt hóa được người chịu thuế nên khó khăn trong việc thực hiện chính sách miễn giảm về thuế.

Câu 14: Phân tích vai trò của tỷ giá hối đoái:

+ Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền: Tỷ giá là công cụ rất hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước với năng suất lao động quốc tế...; Từ đó, sẽ giúp tính toán hiệu quả của các giao dịch ngoại thương, các hoạt động liên doanh với nước ngoài, vay vốn nước ngoài và hiệu quả của các chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà Nước.

+ Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu: Nếu đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) đồng nghĩa với giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn dẫn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, từ đó giúp cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.

Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên và cán cân thanh toán trở nên xấu hơn.

Tuy nhiên, khi xem xét tác động của tỷ giá đến sự thay đổi hoạt động thương mại quốc tế và cán cân thanh toán cần lưu ý rằng hiệu ứng này

39

không thể xảy ra ngay mà phải trải qua một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó là thời gian thích ứng đối với việc thay đổi giá cả hàng hoá của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong thời gian đầu, cán cân thanh toán có thể bị giảm đi, sau đó mới đạt trạng thái cải thiện dần.

+ Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (có thể do nhà nước chủ trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu chẳng hạn), tỷ giá hối đoái tăng lên làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất thì làm tăng chi phí sản xuất và dẫn tới tăng giá thành sản phẩm. Kết quả cũng là sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. Vì vậy, lạm phát có thể xảy ra. Nhưng khi tỷ giá tăng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp giảm và nền kinh tế tăng trưởng.

Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát được kiềm chế, nhưng lại dẫn tới sản xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp.

=> Tóm lại, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại, tình trạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Nhà nước phải xem xét nhiều mặt, tính toán đến nhiều tác động khác nhau, trái chiều nhau của tỷ giá. Mặt khác còn phải cảnh giác đối phó với nạn đầu cơ tiền tệ trên thế giới có thể làm cho nội tệ bất ngờ lên giá hoặc hạ giá do tác động của sự di chuyển các luồng vốn ngoại tệ gây ra làm cho nền kinh tế trong nước không ổn định. ( này là phân tích rõ hiện trạng chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam và giải pháp, học được thì học, chắt lọc ra hay sao đó.. để có thêm điểm .Không thì phần trên là oke rồi)

40

Chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay nặng về quản lý tỷ giá hối đoái danh nghĩa, thiếu các phân tích và đánh giá thường xuyên về tỷ giá hối đoái thực và mức độ tác động đến lạm phát, xuất khẩu … để có chính sách điều chỉnh thích hợp.

Chính sách tỷ giá hối đoái neo chặt vào USD về cơ bản ổn định (mức độ phá giá không quá 1%/năm) trong khi lạm phát khá cao. Điều này tạo ra nhiều hiệu ứng phức tạp, cụ thể:

– Doanh nghiệp có thói quen ỷ lại vào tỷ giá ổn định, tận dụng lợi thế về tài nguyên và lao động rẻ, ít chú ý đến đổi mới công nghệ và giá trị gia tăng của sản phẩm, không quan tâm phòng ngừa rủi ro hối đoái; không lựa chọn các đồng tiền thanh toán có lợi thế. Vì vậy, doanh nghiệp thường có phản ứng thái quá khi VND lên giá nhẹ. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN đã vượt qua dễ dàng áp lực các đồng tiền bản địa lên giá mạnh so với USD (khoảng từ 20-25%) trên cơ sở cải tiến công nghệ, tiết kiệm chi phí và thay đổi thị trường mục tiêu, thay đổi đồng tiền thanh toán, thực hiện các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro hối đoái. – Do tỷ giá hối đoái căn bản ổn định (không có rủi ro hối đoái) nên các nhà đầu tư dễ dàng tận dụng chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ; chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế để đầu cơ tiền tệ, khiến cho thị trường biến động mạnh, tình trạng thừa, thiếu ngoại tệ rất khó dự báo, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Trong điều kiện thắt chặt tiền tệ, với chính sách tỷ giá như trên cũng làm tăng xu hướng các ngân hàng thương mại vay vốn ngắn hạn từ nước ngoài (kể cả ngân hàng nước ngoài) mà chủ yếu để tài trợ nhập khẩu. Điều này cũng làm tăng đáng kể rủi ro đối với an toàn hệ thống ngân hàng (giống như tình hình Thái Lan trước khủng hoảng 1997).

– Giao dịch tài khoản vốn về cơ bản đã được tự do hóa ngoại trừ một số hạn chế kỹ thuật và các giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Điều này đòi hỏi chính sách tỷ giá hối đoái cần được linh hoạt hơn và sự phối hợp chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cần chặt chẽ hơn. Chính sách tỷ giá hối đoái càng linh hoạt (biên độ tỷ giá hối đoái

41

càng rộng) thì hiệu ứng của các công cụ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước càng mạnh mẽ.

Một số giải pháp kiến nghị về chính sách tỷ giá hối đoái hỗ trợ phát triển kinh tế và doanh nghiệp

– Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái

Chính sách nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái hiện nay là đúng hướng, tuy nhiên mức độ nới lỏng quá ít và lộ trình nới lỏng quá chậm chạp không phù hợp với mức độ tự do hóa giao dịch tài khoản vốn. Vì vậy, cần nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái. Với biên độ tương đối rộng vừa giảm sức ép lạm phát, vừa giảm mức độ cần phải can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho thị trường tự điều chỉnh theo quan hệ cung cầu ngoại tệ. Ví dụ, hiện nay thâm hụt thương mại đang rất lớn, vì vậy thị trường sẽ điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng có tác dụng làm giảm thâm hụt thương mại; nhưng do biên độ hẹp và do can thiệp bán ra của Ngân hàng Nhà nước, nên hiệu ứng điều chỉnh nói trên của thị trường không thể đạt được, kết quả là thâm hụt thương mại có thể còn kéo dài.

– Thay thế chế độ tỷ giá gắn với USD bằng chế độ tỷ giá gắn với một rổ tiền tệ.

Theo đó tỷ giá hối đoái được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối và xu hướng biến động của các đồng tiền chủ chốt có thể từ 3 đến 5 đồng tiền có tỷ trọng thương mại lớn nhất. Các đồng tiền này sẽ tham gia vào rổ tiền tệ với trọng số theo quan hệ thương mại và đầu tư vào VN. Các trọng số và đồng tiền được điều chỉnh tùy theo sự thay đổi của thương mại và đầu tư và được giữ bí mật. Ví dụ, Singapore đang thực hiện theo cách này với rổ tiền tệ gồm 3 đồng tiền nhưng họ giữ bí mật đồng tiền nào và trọng số được tính trong rổ là bao nhiêu.

– Cần phân tích sâu hơn về tỷ giá hối đoái thực hiệu quả gắn với một rổ tiền tệ xác định

42

Như đã đề cập ở trên, nhằm xác lập được mức tỷ giá cân bằng trung tâm (central parity) làm cơ sở để điều hành tỷ giá và biên độ thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Mức cân bằng trung tâm là mức mà tỷ giá hối đoái danh nghĩa cần đạt được để tỷ giá hối đoái thực cân bằng tính theo cùng một năm gốc.

– Hệ thống lãi suất của Ngân hàng Trung ương – công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Chú trọng sử dụng hệ thống lãi suất của Ngân hàng Trung ương như là công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái ngoài việc mua vào, bán ra qua dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước. Để làm được điều đó lãi suất của Ngân

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Tài chính tiền tệ (Trang 32 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)