Đặc điểm kinh tế xã hội và dân số của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 51)

Phú Thọ là một tỉnh miền núi nằm ở vị trí tiếp giáp giữa vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc, là trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông Bắc, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Trung du miền núi phía Bắc. Phú Thọ có địa bàn mở, gắn liền với sự phát triển kinh tế

xã hội của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong khu vực. Với vị trí địa lí như vậy, vùng này có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy, thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

Hiện nay, cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng. Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000 ha đất để ưu tiêu cho phát triển các khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây thành phố Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá công nghiệp nông thôn. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nhân dân và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tư, nhanh chóng đưa Phú Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương giàu đẹp phồn vinh và thịnh vượng.

Về cơ cấu dân số, dân số trung bình toàn tỉnh năm 2014 ước tính 1.359,7 nghìn người,tăng 0,6% so với năm trước, trong đó: nữ là 688,7 nghìn người, chiếm 50,7%; dân số thành thị là 252,7 nghìn người, chiếm 18,6%; có 33 dân tộc anh em. Giai đoạn 2006 - 2010 có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10,6%. Năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của tỉnh Phú Thọ tăng 5,63%; bình quân đầu người đạt 26,9 triệu đồng.

Về an sinh xã hội, hiện nay công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh tiến bộ rõ rệt; chất lượng khám chữa bệnh được củng cố, nâng cao ở cả ba tuyến; nhiều kỹ thuật mới về lâm sàng, cận lâm sàng được áp dụng hiệu quả ở Bệnh viện đa khoa tỉnh, giảm được số ca chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Hệ thống y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và liên huyện được tiếp tục được đầu tư trang thiết bị hiện đại, hết năm 2014 có 32% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Tình hình tai nạn giai thông tỉnh diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về người tuy có giảm so với năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của một bộ phận dân cư. Tính đến hết tháng 11/2014 (11 tháng), toàn tỉnh xảy ra 64 vụ tai nạn giao thông và 61 vụ va chạm giao thông, làm 67 người chết và 110 người bị thương, so với cùng kỳ số vụ tai nạn giao thông giảm 1; số người chết giảm 3 người; số người bị thương giảm 29 người.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc từ thực tiễn thi hành tại tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)