Ảnh hưởng của tình hình kinh tế và pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Dương (Trang 45 - 49)

Trước năm 1990 có một loại thuế đánh vào thu nhập của các cơ sở sản xuất, kinh doanh gọi là thuế lợi tức. Kể từ sau năm 1990, pháp luật về ưu đãi

thuế TNDN được quy định trong Luật thuế lợi tức, thuế TNDN năm 1997, Luật thuế TNDN năm 2003 và Luật thuế TNDN năm 2008.

Hiện nay cũng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như nhu cầu phát triển kinh tế trong nước, Việt Nam đã từng bước tiếp cận và tham gia vào các tổ chức thương mại, kinh tế thế giới, trong đó phải kể đến việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại thế giới đòi hỏi các chính sách pháp luật của Việt Nam cũng phải được từng bước sửa đổi, hoàn thiện phù hợp với những quy tắc chung của thế giới mà Việt Nam tham gia và ký kết trên tinh thần “Hòa nhập nhưng không hòa tan”. Có nghĩa là các chính sách pháp luật nói chung, đặc biệt là chính sách pháp luật về thuế nói riêng (Trong đó có thuế TNDN và chú trọng vào ưu đãi thuế TNDN) cũng phải được hoàn thiện để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Không những thế, Việt Nam được các nhà nghiên cứu kinh tế nước ngoài nhận xét là một nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển trong khu vực Đông Nam Á, dễ dàng trở thành “con hổ” của Châu Á. Nền kinh tế càng phát triển thì hệ thống văn bản pháp luật cũ cũng phải liên tục được sửa đổi, bổ sung, thay thế để phù hợp với xu thế phát triển của cả đất nước.

Luật thuế TNDN năm 2008 đã góp phần hoàn thiện khung pháp luật thuế TNDN, cải thiện môi trường đầu tư theo hướng mở rộng hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tạo cơ sở vững chắc cho việc bổ sung nguồn NSNN trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN; Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN và Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ; và Bộ Tài

chính đã ban hành Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN.

Mới đây nhất Quốc hội đã ban hành Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN năm 2008 kèm theo những Nghị định và Thông tư hướng dẫn. Điều này cho thấy các nhà làm luật Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó, không thể không kể đến yếu tố lợi ích giữa các bên chủ thể liên quan khi các nhà làm luật tiến hành xây dựng pháp luật ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Việc phân loại ưu đãi thuế TNDN đều có mục đích nhằm bảo đảm tính công bằng, minh bạch cho các DN, nhưng cũng đồng thời là công cụ để Nhà nước kiểm soát hiệu quả các nguồn thu NS,tránh tình trạng thất thoát.

+ Trước khi các nhà lập pháp tiến hành làm luật, yếu tố đầu tiên phải xem xét đó chính là những ảnh hưởng của luật đó khi đưa ra áp dụng đối với các DN. Có thể lấy ví dụ: Luật thuế TNDN năm 2008 với mức thuế suất 25% đã bị phản ánh là cao so với trong khu vực, không tạo điều kiện cho DN phát triển. Hơn nữa lĩnh vực ưu đãi thuế bị thu hẹp và không rõ ràng dẫn đến tình trạng các DN gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng luật. Đây là một trong những nguyên nhân chính để có sự ra đời của Luật thuế TNDN số 32.

Kết luận Chƣơng 1

Thuế không chỉ gắn liền mà còn có một ảnh hưởng rất lớn đối với thu nhập cũng như những chính sách, chiến lược phát triển riêng của các doanh nghiệp trong từng giai đoạn khác nhau. Trong các sắc thuế thì thuế TNDN có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cơ sở kinh doanh. Vì thế, thông qua pháp luật ưu đãi, miễn giảm thuế đã tác động lớn đến việc đầu tư vốn và tổ chức hoạt động của các cơ sở kinh doanh. Các quy định về Ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam có thực sự đang tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài hay thực tế còn tồn tại những hạn chế nhất định? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong Chương 2 của luận văn - Thực trạng áp dụng các quy định về ưu đãi thuế TNDN tại thành phố Hải Dương.

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ƢU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Dương (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)