- Tốc độ tác nhân sấy đi trong kênh dẫn và kênh thải của vùng sấy 2 là:
Cả 3 vùng ta đều chọn quạt li tâm trung áp p= 10 0÷ 300 mmH2O Như đã tính ở trên:
2.11 Nguyên lý làm việc của tháp sấy
Nguyên liệu ngô được cho vào máng chứa vật liệu. Từ đó ngô được gầu tải đưa lên đổ đầy vào nắp tháp.
Than được đưa vào buồng đốt, đặt trên ghi lò, than được đốt để tạo ra khói lò, cho khói lò qua buồng lắng bụi rồi sau đó cho qua buồng hòa trộn với không khí bên ngoài nhờ van cấp lưu-khói lò sau hòa trộn được quạt thổi vào tháp sấy.
Ngô được di chuyển từ trên xuống dưới nhờ tác dụng của trọng lực qua các kênh dẫn và thải. Khói lò được thổi lên trên thông qua các kênh dẫn khí thải tiếp xúc ngược chiều với ngô. Ngô chuyển động len lỏi qua khe hở giữa các máng tác nhân, từ từ điền đầy các chỗ trống trong tháp. Tác nhân sấy từ kênh dẫn luồn lách qua lớp vật liệu thực hiện quá trình trao đổi nhiệt, ẩm tách ra khỏi vật liệu theo tác nhân sấy vào kênh thải rồi đi ra ngoài. Sau khi sấy, ngô được đưa đi để làm mát tại buồng làm mát trước khi ra ngoài. Ngô được đưa qua cửa tháo liệu ta được ngô đạt độ ẩm yêu cầu và kết thúc quá trình sấy.
KẾT LUẬN
Hệ thống sấy tháp đơn giản, dễ vận hành và phù hợp với sấy rất nhiều loại lương thực ngũ cốc.. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học thì đã có một số phương pháp sấy tiến bộ. Nhưng do điều kiện kinh tế kĩ thuật nên hệ thống sấy tháp vẫn được sử dụng phổ biến.
Em đã cố gắng vận dụng kiến thức đã học cũng như tham khảo tài liệu để hoàn thành bài đồ án này. Trong quá trình làm không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô góp ý để chúng em hoàn thiện bài của mình hơn và rút kinh nghiệm cho các đồ án sau.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo đã hướng dẫn để em hoàn thành bài đồ án này!