Bẩy tài chính (DFL)

Một phần của tài liệu 22_BuiDiepAnh_QT1201N (Trang 51 - 53)

Bảng tính DFL

Đvt: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

EBIT 3,820,900 5,309,601

Lãi vay 3,079,907 3,170,474

Ta có công thức tính DFL như sau:

EBIT DFL =

EBIT - I Trong đó: EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay

I: lãi vay

Việc vay nợ làm phát sinh đòn cân nợ của công ty, nó làm thay đổi tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Mức vay nợ càng lớn thì đòn cân nợ càng lớn và rủi ro tài chính càng cao. Để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến đòn cân nợ, sau đây ta sẽ đi phân tích độ nghiêng của đòn bẩy tài chính (độ bẩy tài chính) của công ty qua 2 năm hoạt động.

Độ bẩy tài chính năm 2010 là 5.46 lần. Điều này có nghĩa là mỗi thay đổi 1% trong EBIT từ mức EBIT cơ bản 3,821 triệu đồng sẽ đưa đến sự thay đổi 5.46 % trong EPS. Hay nói cách khác, một gia tăng 10% trong EBIT sẽ đưa đến một gia tăng 54.6% trong EPS. Tương tự, một sự sụt giảm 10% trong EBIT cũng đưa đến một sự sụt giảm 54.6% trong EPS.

Tương tự như vậy, độ bẩy tài chính năm 2011 là 2.48 lần. Điều đó có nghĩa, cứ 1% thay đổi trong EBIT từ mức EBIT cơ bản là 5,309 triệu đồng sẽ đưa đến một sự thay đổi 2.48% trong EPS. Hay nói cách khác, một sự gia tăng 10% trong EBIT sẽ đưa đến một sự gia tăng 24.8% trong EPS và ngược lại

Ta thấy EBIT2011 nhỏ hơn so với EBIT2010, điều này cho thấy vốn vay của công ty sử dụng đã có hiệu quả, dẫn đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ tăng.

Kết luận chung: Đòn bẩy tài chính năm 2011 lớn hơn so với năm 2010. Do sau cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới và Việt Nam nói chung có nhiều khởi sắc và tạo được đà phát triền. Ngành nghề mà công ty sản xuất và kinh doanh mang tính đặc thù cao, thị trường trong nước tiêu thụ mạnh mẽ. Vay nợ nhiều song công ty cũng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, kết quả là tỷ suất sinh lời của công ty lớn hơn so với năm trước.

Một phần của tài liệu 22_BuiDiepAnh_QT1201N (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w