Đòn bẩy hoạt động (DOL)

Một phần của tài liệu 22_BuiDiepAnh_QT1201N (Trang 53 - 54)

Bảng thể hiện đòn bẩy hoạt động

Đơn vị : nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu thuần 96,307,332 72,464,457

Tổng chi phí 97,609,193 72,692,656

Tổng biến phí 94,529,286 69,387,876

Tổng định phí 3,079,907 3,304,780

EBIT 3,820,900 5,309,601

DOL 1.81 1.62

Công thức tính DOL như sau:

DOL = EBIT + F

EBIT Trong đó: F: tổng định phí

Độ nghiêng đòn cân định phí ( đòn bẩy hoạt động) DOL trong năm 2010 là 1.81, điều đó có nghĩa là 1% biến động tăng lên hay giảm xuống của doanh thu sẽ tác động làm cho EBIT tăng lên hay giảm xuống 1.81%.

Độ nghiêng đòn cân định phí ( đòn bẩy hoạt động) DOL trong năm 2011 là 1.62 điều đó có nghĩa là 1% biến động tăng lên hay giảm xuống của doanh thu sẽ tác động làm cho EBIT tăng lên hay giảm xuống 1.62%.

Doanh nghiệp có tỷ trọng định phí trong tổng phí lớn hơn thì khi sản lượng tăng thì lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn và ngược lại khi sản lượng giảm. Qua bảng phân tích DOL trong hai năm ta thấy DOL 2011 thấp hơn so với DOL 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2011 doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 24,76% trong khi tổng định phí tăng 7,3 %. Điều này cho thấy công ty chưa tận dụng hết độ bẩy hoạt động. Công ty cần nghiên cứu thị trường, nếu trong tương lai thị trường ổn định thì công ty cần mở rộng thêm quy mô sản xuất, tăng sản lượng bán ra nhằm tăng doanh thu để tận dụng được hiệu quả của đòn bẩy hoạt động.

Ảnh hưởng của yếu tố lạm phát làm cho chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí dự phòng, chi phí bằng tiền khác đều tăng lên từ đó làm cho chi phí cố định cao.

Kết luận: Năm 2010 DOL là 1.81, sang năm 2011 độ bẩy này là 1.62. Ta thấy rõ ràng rằng việc sử dụng đòn bẩy hoạt động là chưa thực sự hiệu quả, độ khuyếch đại mà đòn bẩy tạo ra không nhiều. Công ty nên có những biện pháp thích hợp nhằm tăng doanh thu hay đầu tư thêm tài sản cố định.

Một phần của tài liệu 22_BuiDiepAnh_QT1201N (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w