Quan niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn tập môn tư tưởng docx (Trang 83 - 85)

- Xây dựng Đảng về tư tưởng lý luận.

b. Quan niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.

b.1 Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền

Sau những năm tháng hoạt động thực tiễn, tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu lý luận, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cách mạng ở chủ nghĩa Mác - Lênin và quyết định đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

Từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Việt Nam - Người đã sớm xác định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.

Từ lý tưởng cao cả ấy, Hồ Chí Minh thấy sự cần thiết phải có một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng, thực hiện mục tiêu nói trên. Vì vậy, từ những năm 1920 trở đi Người đã tích cực chuẩn bị cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng năm 1930. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 đã đánh dấu một trang mới trong lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Đảng cách mạng - nhân tố quyết định hàng đầu sự thắng lợi của cách mạng. Thấu hiểu bài học lịch sử về sức mạnh của quần chúng, lại được soi rọi dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người chỉ rõ: công - nông là gốc cách mạng, nhưng “trước hết phải làm

cho dân giác ngộ”. Dân phải được tổ chức, được lãnh đạo thì mới trở thành lực lượng to lớn, mới là chủ, là gốc cách mạng được.

Với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, Đảng đã lãnh đạo toàn thể dân tộc giành chính quyền thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đó cũng là thời điểm Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền.

b.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền

Quan niệm chung về Đảng cầm quyền:

- Chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình.

- Nếu một chính đảng có đại biểu giành được đa số phiếu tại các cuộc bầu cử trong quốc hội thì đảng đó trở thành đảng cầm quyền.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền: - Đảng nắm quyền, đảng lãnh đạo chính quyền

- Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình cải tạo xã hội cũ thuộc địa nửa phong kiến, xây dựng chế độ xã hội mới, xã hội chủ nghĩa.

Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền: Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là sự vận dụng, phát triển hết sức sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về đảng vô sản kiểu mới.

Câu 20: Vì sao Hồ Chí Minh nói xây dựng Đảng - Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng?

Đáp án:

Theo Hồ Chí Minh việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên để Đảng hoàn thành vai trò tiên phong trước giai cấp, dân tộc và nhân dân. Xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh đặt ra như một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, kể cả lúc thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn, xây dựng Đảng để cán bộ đảng viên củng cố lập trường quan điểm, bình tĩnh, sáng suốt, không tỏ ra bị động, lúng túng, bi quan.

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, xây dựng chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tồn tại của Đảng, còn Đảng còn hoạt động, còn cần phải tổ chức xây dựng, chỉnh đốn. Bởi vì:

- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.

- Đảng sống trong xã hội, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường xã hội, các quan hệ xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái tích cực, tiến bộ và cái tiêu cực, lạc hậu. Do đó mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện.

- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà nhân dân giao phó.

- Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, việc xây dựng chỉnh đốn Đảng cần phải được tiến hành thường xuyên hơn. Bởi lẽ, Người nhận rõ tính hai mặt vốn có của quyền lực. Một mặt, quyền lực có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới nếu biết sử dụng đúng lúc. Mặt khác, quyền lực cũng có sức phá hoại ghê gớm nếu người nắm quyền lực bị tha hóa, biến chất, đi vào con đường ham muốn quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực…

Nhận thức đúng sự tác động qua lại giữa môi trường xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc điểm phát triển tâm lý, nhân cách của cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã đi đến một nhận định mang tính triết lý và thực tiễn sâu sắc, có giá trị phổ quát trong vấn đề xây dựng đổi mới chỉnh đốn Đảng: “Một dân tộc một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.

Câu 21: Phân tích nội dung công tác xây dựng Đảng về tư tưởng - lý luận, đường lối chính trị và về đạo đức, theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đáp án:

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn tập môn tư tưởng docx (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w